Đề cương ôn tập ngữ văn 7 cuối năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tâm | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập ngữ văn 7 cuối năm thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG ÔN TẬP THI LẠI NGỮ VĂN 7
Năm học : 2012-2013
GVBM : Nguyễn Văn Tâm
I. Văn bản: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau: 1/ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2/ Tục ngữ về con người và xã hội 3/ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) 4/ Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ) 5/ Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn ) 6/ Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh ) II. Tiếng Việt: 1/ Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng ? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16 2/ Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29 3/ Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì? 4/ Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại ? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.BT SGK/58,64,65 5/ Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65,69 6/ Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104 7/ Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123 8/ Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131 III. Tập làm văn + Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?
+ Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? 1/ Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51 Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ; “Uống nước nhớ nguồn” SGK/51 Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” . Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. 2/ Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84 Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84 Đề 3 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88
Phần văn học:
Câu 1: Tục ngữ
Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức ngắn gọn
Thường có vần, nhất là vần lưng, Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung
Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
Phân biệt tục ngữ với ca dao
+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát
+ TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
+TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
* Khái niệm :
- Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ( tự nhiên,lao động sản xuất,xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày .
* Đặc điểm về hình thức
- Tục ngữ ngắn gọn có tác dụng dồn nén, thông tin, lời ít ý nhiều; tạo được ấn tượng mạnh trong việc khẳng định.
- Tục ngữ thường dùng vần lưng, gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ, dễ thuộc.
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt.
- Tục ngữ là lơì nói
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tâm
Dung lượng: 98,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)