Đề cương ôn tập môn Vật lí 8_Thi lại hè 2016

Chia sẻ bởi Lê Xuân Long | Ngày 14/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập môn Vật lí 8_Thi lại hè 2016 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn tập vật lí 8 thi lại NH 2015-2016

Câu 1: Công thức tính công, công suất?
Công thức tính công:
A = F.s
A: Công của lực F ( J)
F: Lực tác dụng vào vật (N)
S: Quãng đường vật dịch chuyển (m)
Công thức tính công suất:
P = A/t
P: Công suất ( J/s) ( W)
A: Công thực hiện được (J)
t: Thời gian thực hiện công A (s)
Câu 2 Các chất được cấu tạo như thế nào? Tại chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động nhiệt?
- Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt. Nhiệt độ càng cao thí các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu 3: Thế nào là , đối lưu, bức xạ nhiệt? Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?
- Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Câu 4 Nhiệt lượng là gì? Đơn vị tính nhiệt lượng?
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J)
Câu 5: Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng
Tổng động năng các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng : thực hiện công và truyền nhiệt
Câu 6 : Có mấy dạng cơ năng ? Các dạng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Có 2 dạng : Động năng và thế năng
- Động năng: Phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật : Vật có khối lượng và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Thế năng:
+ năng hấp dẫn: Vị trí của vật càng cao, khối lượng của vật càng lớn thì thế năng của vật càng lớn.
+ năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi, độc biến dạng càng lón thì thê năng đàn hồi càng lớn
Câu 7: Viết công thức tính nhiệt lượng, đơn vị?
Q = m.c. (t

Q: Nhiệt lượng vật thu vào (J)
m: Khối lượng của vật (kg)
c: Nhiệt dung riêng (J/kg.K)
(t = t2 – t1: Độ tăng nhiệt độ (oC) hay (K)
Bài tập:
Bài tập 1: Một người thợ xây dùng ròng rọc để chuyển gạch từ mặt đất lên tầng ba cao 8m. Trong 1 phút người đó chuyển được 20 viên gạch, mỗi viên có trọng lượng 15 N . Tính công suất làm việc của người thợ đó ?
Bài tập 2: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,3 kg chứa 0,5 lít nước ở nhiệt độ 20oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? ( Biết nhiệt dung riêng của nước : 4200 J/Kg.K , nhôm : 880 J/Kg.K)
Bài tập 3: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC ? ( Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K)
Bài tập 4: a) Tại sao săm xe đạp được bơm căng và vặn van chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp?
b) Tại sao khi đổ 100 cm3 nước vào 50cm3 si rô, người ta chỉ thu được 145 cm3 hỗn hợp nước si rô?
Giải: a) Săm xe cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử cao su của săm có khoảng cách nên các phân tử không khí trong săm có thể thoát dần ra ngoài làm cho săm xẹp dần.
b)Nước và si rô đều được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt, giữa các phân tử có khoảng cách. Các phân tử luôn chuyển động. Khi đổ nước vào si rô thì phân tử nước và phân tử si rô có thể xen vào khoảng cách giữa chúng. Vì vậy, thể tích của hỗn hợp nước si rô nhỏ hơn tổng thể tích của chúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)