Đề cương ôn tập môn ngữ văn 6 HK2

Chia sẻ bởi Nguyễn Đặng Anh Khoa | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập môn ngữ văn 6 HK2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ II

PHẦN I : VĂN BẢN
1.Truyện và kí:
STT
 Tên
Tác giả
Thể loại
 Nội dung



1

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Truyện
(đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên , nhưng tính tình xốc nỗi , kêu căng . Vì trêu Cốc dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt và dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình



2


Sông nước Cà Mau



Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi , kênh rạch bủa giăng chi chít , rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập , trù phú họp ngay bên bờ sông


3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội họa , tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình



4


Vượt Thác



Võ Quảng

Truyện
(đoạn trích)
vượt thác trên sông Thu Bồn của con thuyền do Dương Hương Thư chỉ huy. Làm bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn , hùng vĩ.


6

Cô Tô

Nguyễn Tuân


Vẻ đẹp tươi sáng , phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vàng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân sống trên đảo



7


Cây Tre Việt Nam


Thép Mới



Cây tre là người bạn gần gủi , thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày , trong lao động , trong chiến đấu . Cây tre đã hình thành biểu tượng của đất nước và của dân tộc Việt Nam

 2. Thơ tự sự : ( Bốn chữ , năm chữ)
*Học thuộc hai bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ , Lượm
Câu 1: Đêm nay Bác không ngủ:
*Nội dung: Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.
* Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc hoạ hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
Câu 2: Lượm
*Nội dung: Bắng cách kết hợp kể và tả, cảm bài thơ khắc họa hình ảnh nhân vật Lượm hồn nhiên vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em hi sinh nhưng vẫn còn sống mãi với dân tộc.
* Nghệ thuật: Thơ bốn chữ, từ láy gợi hình giàu âm điệu. Thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật.
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
Câu 1: Phó từ là gì ? Phân loại phó từ?
*Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.(Đã , vẫn , rất...)
*Ví dụ: Vậy là mùa xuân mong ước đã đến.
*Có 2 loại phó từ lớn:
+ Phó từ đúng trước động từ, tính từ:
. Chỉ thời quan hệ gian: Đã -> Đã đi ; Đang -> đang nhảy ; Sắp -> Sắp đi ...
. Mức độ: Rất -> Rất đẹp ; Thật -> Thật đẹp
. Sự tiép diễn tương tự : Cũng -> Cũng đẹp ; Vẫn -> Vẫn tốt...
. Sự phủ định: Không -> Không đến ; Chẳng -> Chẳng lấy...
. Sự cầu khiến : Đừng -> Đừng đi ... Hãy -> Hãy đến...
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ:
.Chỉ mức độ : Lắm -> Nóng lắm ; Quá -> Lạnh quá
. Chỉ khả năng : Được –> Làm được
. Chỉ kết quả và hướng : Ra -> Đi ra , Vào -> Đi vào
Câu 2: Thế nào là so sánh? Cấu tạo của phép so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Cho ví dụ
Khái niệm : So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Cấu tạo :
Vế a
(Sự vật so sánh)
Phương tiện so sánh
Từ so sánh
Vế b
(Sự vật được so sánh)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đặng Anh Khoa
Dung lượng: 98,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)