De cuong on tap mon dia li lop 8 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quỳnh Anh | Ngày 17/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: De cuong on tap mon dia li lop 8 HKII thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 8

Câu 1: Vì sao phần lớn các con sông ở nước ta là các con sông nhỏ, ngắn và dốc?
Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang, lại nằm sát biển, 3/4 diện tích là đồi núi, các dãy núi lan ra sát biển nên phần lớn các sông nhỏ, ngắn và dốc.
Câu 2: Vì sao mùa lũ ở các lưu vực sông không trùng nhau?
Mùa lũ ở các lưu vực sông không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau, lũ chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 3: Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ?
Khai thác các nguồn lợi của lũ: khai thác tổng hợp các dòng sông, xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, thuỷ sản, du lịch…
Hạn chế tác hại của lũ: bảo vệ lớp phủ thực vật trên các sườn dốc. bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi – phòng chống lũ.
Câu 4: Cho biết tác dụng của phù sa đối với các đồng bằng châu thổ.
Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên những đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác.
Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, nguồn nước để thau chua, rửa mặn, tận dụng nguồn thuỷ sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
Câu 5: Nêu một số giá trị của sông ngòi nước ta.
Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt.
Phát triển giao thông đường sông, xây dựng thuỷ điện.
Cung cấp nguồn thực phẩm phong phú, giàu chất dinh dưỡng.
Câu 6: Nêu tình hình sông ngòi nước ta, nguyên nhân và biện pháp bảo vệ.
Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề.
* Nguyên nhân:
Do rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều khiến nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, súc vật, đe doạ tính mạng con người.
Do chất thải và các chất độc hại ở các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp… chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông.
* Biện pháp bảo vệ:
Thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm sông.
Bảo vệ rừng đầu nguồn.
Xử lí tốt các chất thải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp… trước khi thải ra dòng sông.
Câu 7: Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ.
Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước rất thất thường.
Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 8, tập trung nhanh và kéo dài do các sông có hình nan quạt.
Các sông lớn: hệ thống sông Hồng (gồm 3 con sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Đà hợp lưu ở gần Việt Trì), sông Thái Bình, sông Mã…
Câu 8: Nêu đặc điểm sông ngòi Trung Bộ.
Sông ngòi Trung Bộ ngắn và dốc, phân chia thành nhiều khu vực nhỏ độc lập.
Lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp bão, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10.
Các sông lớn: sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Gianh, sông Trà Khúc…
* Nguyên nhân:
Do lãnh thổ hẹp ngang và dốc, địa hình bị chia cắt bởi các nhánh núi lan ra sát biển.
Câu 9: Nêu đặc điểm sông ngòi Nam Bộ.
Sông ngòi Nam Bộ có lượng nước lớn, chế độ mưa điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng, diện, diện tích lưu vực rộng, khí hậu điều hoà, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
Các sông lớn: hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai…
Câu 10: Trình bày đặc điểm của sông Mê Công.
Sông Mê Công là con sông lớn nhất Đông Nam Á, chiều dài dòng chính là 4300km, chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam).
Đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta là sông Cửu Long, chia làm 2 nhánh: Tiền Giang và Hậu Giang, đổ nước ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Sắc và Tần Đề.
Sông Mê Công đem lại cho nước ta những nguồn lợi to lớn (phù sa, nước tưới, giao thông, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản…), song cũng gây những khó khăn lớn vào mùa lũ, ngập úng trên diện tích rộng, phá hại của cải, mùa màng.
Câu 11
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Dung lượng: 132,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)