Đề cương ôn tập lịch sử

Chia sẻ bởi Nguyễn Bình Nguyên | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập lịch sử thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+ Tiểu sử Ngô Quyền: Ngô Quyền (898-994), người Đường Lâm (Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.
- Ngô Quyền là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Trong cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh dũng. Là một tướng giỏi lại có nhiều công lao, ông được Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái cho. Sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong cho làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa).
+ Tình hình: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu Nam Hán.Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán:
- Ngô Quyền hành quân tiến vào Đại La (Tống Bình-Hà Nội) bắt giết Kiều Công Tiễn.

- Chọn địa điểm vùng cửa sông Sông
hạ lưu Bạch Đằng
- Đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn có bịt sắt xuống lòng Bạch Đằng gần cửa biển.
- Bố trí quân mai phục sẵn hai bên bờ sông.
+ Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai:
- Cuối năm 938, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta.
- Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này nước thủy triều đăng dâng cao. Ngô Quyền khéo léo dùng thuyền nhỏ, nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng.
- Quân Nam Hán kéo quân qua bãi cọc ngầm mà không hay biết.
- Khi nước thủy triều bắt đầu rút, Ngô Quyền đích thân chỉ huy hạ lệnh cho toàn quân tấn công.
- Thủy quân Nam Hán hoảng hốt quay đầu rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn. Hoằng Tháo bị giết tại trận.
→ Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
- Khẳng định nền độc lập lâu đời của Tổ quốc.
+ Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
* Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm:
- Giết quân nội phản trước sau đó mới đánh quân xâm lược.
- Chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để nghênh đánh địch.
- Hành quân thần tốc từ Thanh Hóa ra Đại La (Tống Bình-Hà Nội) làm Kiều Công Tiễn không kịp trở tay.
- Dùng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ lách, chống đỡ với quân địch..
- Biết lợi dụng hiện tượng thủy triều lên, xuống để đóng cọc ngầm.
+ Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
* Nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
- Mở ra một thời kì đất nước độc lập, lâu dài.
- Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm chiến nước ta của phong kiến phương Bắc.
+ Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai?
- Huy động được sức mạnh của toàn dân.
- Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng.
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo: bố trí trận địa cọc ngầm để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
+ Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
* Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm:
- Giết Kiều Công Tiễn, trừ hậu họa.
- Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng.
+ Hoàn cảnh dựng quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ:
- Cuối thế kỉ IX nhà Đường ở Trung Quốc đã suy yếu.
- Năm 905, tiết độ sứ ở An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.
+ Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc:
- Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ
- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam.
+ Những việc làm của Khúc Hạo:
- Đặt lại khu vực hành chính.
- Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
- Xem xét, định lại mức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bình Nguyên
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)