ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 LỚP 6 MÔN NGỮ VĂN

Chia sẻ bởi Trần Thị Khánh Vy | Ngày 16/10/2018 | 124

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 LỚP 6 MÔN NGỮ VĂN thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6
NĂM HỌC 2016 - 2017
 





A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC
I. Các thể loại truyện đã học
1. Truyện dân gian:
2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ  đối thoại của nhân vật. 
II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười.         
 a.   Truyền thuyết – cổ tích 
 
Truyền thuyết
Cổ tích


Giống
- Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng.
- Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường.
- Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường…


 
 
 
Khác
- Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể.
- Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu  chuyện có thật.
- Truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc do nhân dân tưởng tượng ra.
- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí, lẽ công bằng.
 
- Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật.






b. Ngụ ngôn – truyện cười
 
Ngụ ngôn
Truyện cười

Giống
Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán.

Khác
Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.


III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm)


Tên truyện
Chi tiết tưởng tượng kì ảo
Nghệ thuật
Ý nghĩa


Bánh chưng bánh giầy

*Lang Liêu được thần mách bảo: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạtgạo”

*Sử dụng chi tiết tưởng tượng
-Lối kể chuyện theo trình tự thời gian.


*Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.






Sơn Tinh, Thủy Tinh


*Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường


*Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh,Thủy Tinh với chi tiết tưởng tượng kì ảo.
-Tạo sự việc hấp dẫn (Sơn Tinh,Thủy Tinh cùng cầu hôn Mị Nương).
-Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động.

*Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các VH dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.



Sự tích Hồ Gươm
* Rùa Vàng, gươm thần

*Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.
-Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, Rùa vàng)
*Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.


Em bé
Thông Minh


*Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố.


*Dùng câu đố để thử tài-tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất.
-Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.

*Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười.



Ếch ngồi đáy giếng
*Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý.
*Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
-Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.
-Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
*Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Khánh Vy
Dung lượng: 33,98KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)