Đề cương Ôn tập Hóa 8 HK II

Chia sẻ bởi Trần Hữu Khương | Ngày 17/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Ôn tập Hóa 8 HK II thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – HÓA HỌC 8

PHẦN I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Phản ứng hóa học.
Thế nào là phản ứng: a) Hóa hợp. b) Phân hủy. c) Thế.
Mỗi loại viết 2 phương trình hóa học minh họa.
Câu 2. Tính chất hóa học.
Nêu tính chất hóa học của: a) Khí oxi. b) Khí hiđro. c) Nước.
Mỗi tính chất viết 1 phương trình hóa học minh họa.
Câu 3. Điều chế khí.
1/ Viết 2 phương trình hóa học điều chế khí O2, H2 ở phòng thí nghiệm.
2/ Nêu cách thu mỗi khí vào bình. Giải thích.
Câu 4. Ứng dụng.
1/ Nêu 1 số ứng dụng của: a) Khí oxi. b) Khí hiđro. c) Nước.
2/ Biện pháp bảo vệ không khí, nguồn nước không bị ô nhiễm.
Câu 5. Sự cháy. Sự oxi hóa chậm
1/ So sánh về sự cháy và sự oxi hóa chậm.
2/ Điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy. Ví dụ minh họa.
Câu 6. Bốn loại hợp chất vô cơ.
Nêu khái niệm về: a) Oxit. b) Axit. c) Bazơ. d) Muối.
Mỗi loại viết 2 công thức hóa học minh họa.
Câu 7. Dung dịch. Độ tan.
1/ Nêu khái niệm về: a) Dung dịch. b) Độ tan.
Cho ví dụ minh họa.
2/ Thế nào là dd chưa bão hòa? Dd bão hòa? Ví dụ minh họa.
Câu 8. Nồng độ dung dịch.
Nêu khái niệm và công thức tính: a) Nồng độ phần trăm. b) Nồng độ mol.
Cho ví dụ minh họa.
PHẦN II. BÀI TẬP
BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
Bài 1. Hoàn thành phản ứng hóa học.
1/ Viết phương trình hóa học minh họa cho mỗi trường hợp sau:
a) Kim loại + khí oxi  oxit bazơ
b) Phi kim + khí oxi  oxit axit
c) Hợp chất + khí oxi  các oxit
d) Muối  khí oxi +
e) Oxit bazơ + khí hiđro  kim loại + nước
f) Kim loại + axit  muối + khí hiđro
g) Kim loại + nước  bazơ + khí hiđro
h) Oxit bazơ + nước  bazơ
i) Oxit axit + nước  axit
2/ Hoàn thành các phương trình hóa học có sơ đồ phản ứng sau:
a) H2 + O2  H2O
b) H2 + FexOy  Fe + H2O
c) KMnO4  ...
d) ... + ...  H2SO4
e) Na + ...  NaOH + ...
f) Al + ...  Al2(SO4)3 + ...
g) CH4O + O2  CO2 + H2O
Bài 2. Phân loại, công thức, gọi tên.
1/ Phân loại và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: K2O, Ba(OH)2, Al2S3, Na2CO3, SO3, Fe(OH)3, Ca(HCO3)2, NaH2PO4, FeO, N2O5, H2SO4, HNO2.
2/ Viết công thức và phân loại những hợp chất có tên gọi sau: Axit sunfurơ, điphotpho pentaoxit, sắt (II) hiđroxit, kali hiđrocacbonat, nhôm sunfat, natri hđroxit, magie clorua, mangan (VII) oxit.
3/ Viết công thức bazơ hoặc axit tương ứng với các oxit cho sau: K2O, CuO, N2O3, Fe2O3, SO3, SO2, FeO.
Bài 3. Chuỗi chuyển hóa.
Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau (ghi rỏ điều kiện phản ứng – nếu có):
1/ O2Fe3O4FeH2
2/ SSO2SO3H2SO4
3/ NaOHNaNa2ONaOH
Bài 4. Tính chất hóa học của nước.
Cho các chất sau: Ba, Cu, MgO, Na2O, P2O5, N2O3, CaO. Chất nào đã cho có thể tác dụng với nước, viết phương trình hóa học xảy ra.
Bài 5. Nhận biết, phân biệt.
Bằng thí nghiệm nào có thể phân biệt các chất đã cho sau đây đựng trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Khương
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)