ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII SINH HỌC 9
Chia sẻ bởi Mai Thị Tuyết |
Ngày 15/10/2018 |
96
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII SINH HỌC 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP SINH HỌC 9 HKII
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Công nghệ tế bào? Các công đoạn thiết yếu của CNTB? Ứng dụng của CNTB?
a. Khái niệm: CNTB là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng PP nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh có KG giống như dạng gốc.
b. CNTB gồm 2 công đoạn thiết yếu:
+ Tách TB hoặc mô từ cơ thể rồi đem nuôi cấy để tạo mô non hay mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng phù hợp kích thích mô sẹo hay mô non phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh.
c. Ứng dụng của CNTB:
+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng (vi nhân giống). VD khoai tây, mía...
+ Ứng dụng trong chọn giống cây trồng (Chọn giống bằng chọn dòng TB xôma biến dị). VD lúa DR2 ...
+ Nhân bản vô tính động vật. VD cừu Đôli. ...
Câu 2: Công nghệ gen? Kĩ thuật gen? Các khâu trong kĩ thuật gen? ƯD của CN gen?
a. Kĩ thuật gen: Là tập hợp các thao tác tác động định hướng lên phân tử ADN cho phép chuyển gen từ tế bào của một loài sang tế bào của loài khác nhờ thể truyền.
b. Các khâu: KT gen gồm 3 khâu:
+ Tách ADN/NST của TB cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ VK hoặc VR.
+ Cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận và tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
c. Công nghệ gen: Là ngành kĩ thật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen vào sản xuất các sản phẩm hàng hoá trên quy mô công nghiệp.
d. ƯD của CN gen:
+ Tạo các chủng VSV mới để sản xuất các sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ.
+ Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
+ Tạo động vật biến đổi gen.
Câu 3: Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và các phương pháp tạo ưu thế lai ? Tại sao trong chăn nuôi không dùng con lai F1 để nhân giống ?
a. Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
b. Đặc điểm:
+ Ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ.
+ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng, cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất.
c. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) có kiểu gen khác nhau, con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp nên chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội có lợi.
- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định, ở F1 còn có sự tập trung các gen trội từ cơ thể bố, mẹ. Ví dụ: P: AAbbcc x aaBBCC → F1: AaBbCc
- Ưu thế lai cao nhất ở F1 vì ở F1 đa số các cặp gen ở trạng thái dị hợp, sang các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm
d. Các phương pháp tạo ưu thế lai :
- Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
+ Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau (đây là PP chủ yếu).
VD: Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với giống hiện có.
+ Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
VD: Lúa DT17 = DT10 x OM80.
- Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
+ Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
VD: Lợn Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch → Lợn con sơ sinh nặng 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
e. Trong chăn nuôi không dùng con lai F1 để nhân giống vì nếu dùng làm giống thì ở đời sau qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, làm ưu thế lai giảm
Câu 4 : Nêu khái niệm, nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống? Vai trò của giao phối gần?
a. Khái niệm thoái
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Công nghệ tế bào? Các công đoạn thiết yếu của CNTB? Ứng dụng của CNTB?
a. Khái niệm: CNTB là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng PP nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh có KG giống như dạng gốc.
b. CNTB gồm 2 công đoạn thiết yếu:
+ Tách TB hoặc mô từ cơ thể rồi đem nuôi cấy để tạo mô non hay mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng phù hợp kích thích mô sẹo hay mô non phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh.
c. Ứng dụng của CNTB:
+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng (vi nhân giống). VD khoai tây, mía...
+ Ứng dụng trong chọn giống cây trồng (Chọn giống bằng chọn dòng TB xôma biến dị). VD lúa DR2 ...
+ Nhân bản vô tính động vật. VD cừu Đôli. ...
Câu 2: Công nghệ gen? Kĩ thuật gen? Các khâu trong kĩ thuật gen? ƯD của CN gen?
a. Kĩ thuật gen: Là tập hợp các thao tác tác động định hướng lên phân tử ADN cho phép chuyển gen từ tế bào của một loài sang tế bào của loài khác nhờ thể truyền.
b. Các khâu: KT gen gồm 3 khâu:
+ Tách ADN/NST của TB cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ VK hoặc VR.
+ Cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận và tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
c. Công nghệ gen: Là ngành kĩ thật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen vào sản xuất các sản phẩm hàng hoá trên quy mô công nghiệp.
d. ƯD của CN gen:
+ Tạo các chủng VSV mới để sản xuất các sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ.
+ Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
+ Tạo động vật biến đổi gen.
Câu 3: Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và các phương pháp tạo ưu thế lai ? Tại sao trong chăn nuôi không dùng con lai F1 để nhân giống ?
a. Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
b. Đặc điểm:
+ Ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ.
+ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng, cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất.
c. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) có kiểu gen khác nhau, con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp nên chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội có lợi.
- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định, ở F1 còn có sự tập trung các gen trội từ cơ thể bố, mẹ. Ví dụ: P: AAbbcc x aaBBCC → F1: AaBbCc
- Ưu thế lai cao nhất ở F1 vì ở F1 đa số các cặp gen ở trạng thái dị hợp, sang các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm
d. Các phương pháp tạo ưu thế lai :
- Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
+ Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau (đây là PP chủ yếu).
VD: Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với giống hiện có.
+ Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
VD: Lúa DT17 = DT10 x OM80.
- Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
+ Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
VD: Lợn Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch → Lợn con sơ sinh nặng 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
e. Trong chăn nuôi không dùng con lai F1 để nhân giống vì nếu dùng làm giống thì ở đời sau qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, làm ưu thế lai giảm
Câu 4 : Nêu khái niệm, nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống? Vai trò của giao phối gần?
a. Khái niệm thoái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Thị Tuyết
Dung lượng: 214,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)