Đề cương ôn tập HKII môn Sinh Lớp 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuấn Anh |
Ngày 15/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKII môn Sinh Lớp 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC
Có đáp án
Câu 1. Môi trường là gì? Các loại môi trường chủ yếu? Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tố sinh thái được phân loại như thế nào? Tại sao nhân tố con người lại được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? Giới hạn sinh thái là gì?
Trả lời:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.Có 4 loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tùy theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành 2 nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống).Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh lại được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhóm nhân tố sinh thái con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
Câu 2. Thế nào là quần thể sinh vật? Ví dụ.
Trả lời: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian, thời gian nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ: Quẩn thể rắn hổ mang, quần thể rùa,…
Trình bày những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Trong những đặc trưng đó, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời: Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:
1. Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. Tỉ lệ đực/cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể
2. Thành phần nhóm tuổi:
Các nhóm tuổi
Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước sinh sản
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Nhóm tuổi sinh sản
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
Nhóm tuổi sau sinh sản
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
3. Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào, Mật độ quần thể giảm do những biến động bất thường của điều kiện sống.
Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng quan trọng nhất là mật độ. Vì mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng đến mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và sự tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.
Môi trường ảnh hưởng tới quần thể sinh vật như thế nào?
Trả lời: Các điều kiện của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở… thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể
Số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Câu 3. Thế nào là một hệ sinh thái? Ví dụ?
Trả lời: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
VD: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hệ sinh thái vườn
MÔN SINH HỌC
Có đáp án
Câu 1. Môi trường là gì? Các loại môi trường chủ yếu? Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tố sinh thái được phân loại như thế nào? Tại sao nhân tố con người lại được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? Giới hạn sinh thái là gì?
Trả lời:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.Có 4 loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất – không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tùy theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành 2 nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống).Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh lại được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhóm nhân tố sinh thái con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
Câu 2. Thế nào là quần thể sinh vật? Ví dụ.
Trả lời: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian, thời gian nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ: Quẩn thể rắn hổ mang, quần thể rùa,…
Trình bày những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Trong những đặc trưng đó, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời: Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:
1. Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. Tỉ lệ đực/cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể
2. Thành phần nhóm tuổi:
Các nhóm tuổi
Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước sinh sản
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Nhóm tuổi sinh sản
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
Nhóm tuổi sau sinh sản
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
3. Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào, Mật độ quần thể giảm do những biến động bất thường của điều kiện sống.
Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng quan trọng nhất là mật độ. Vì mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng đến mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và sự tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.
Môi trường ảnh hưởng tới quần thể sinh vật như thế nào?
Trả lời: Các điều kiện của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở… thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể
Số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ chết. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Câu 3. Thế nào là một hệ sinh thái? Ví dụ?
Trả lời: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
VD: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hệ sinh thái vườn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn Anh
Dung lượng: 75,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)