Đề cương ôn tập HKII môn Địa lý 8

Chia sẻ bởi Thiều Quang Hùng | Ngày 17/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKII môn Địa lý 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS SỐP CỘP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÝ 8
Giáo viên biên soạn: Thiều Quang Hùng

Câu 1:
Trình bày đặc điểm địa hình nước ta? Dãy núi nào cao nhất nước ta?
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, 85% đồi núi thấp dưới 1000m.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta nghiên theo 2 hướng chủ yếu là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung..
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Dãy núi Hoàng Lên Sơn cao nhất nước ta (Đỉnh Phanxipăng cao 3143m).
Câu 2:
Nêu các đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam? Vì sao nước ta nhiều sông nhưng chủ yếu clà các sông nhỏ, ngắn và dốc?
* Sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm:
- Mạng lưới: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
- Hướng chảy: Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
- Mùa nước: Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.
- Hàm lượng phù sa: Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
* Nước ta nhiều sông nhưng nhỏ, ngắn và dốc là do:
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn (Tb năm trên 1500mm).
- Lãnh thổ nước ta dài và hẹp ngang (dài Bắc - Nam là 1650km, nơi hẹp nhất chỉ có 50km (Quảng Bình).
- Địa hình phía Tây là đồi núi, dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp phía Đông.
Câu 3:
Kê tên các hệ thống sông lớn ở nước ta?
Nước ta có 9 hệ thống sông gồm:
- Hệ thống sông Hồng
- Hệ thống sông Thái Bình
- Hệ thống sông kỹ Cùng - Bằng Giang
- Hệ thống sông Mã
- Hệ thống sông Cả
- Hệ thống sông Thu Bồn
- Hệ thống sông Ba (Đà Rằng)
- Hệ thống sông Đồng Nai
- Hệ thống sông Mê Công.
Câu 4:
Vì sao miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh còn miền Nam thì không có mùa đông lạnh (miền Nam tính từ đèo Hải Vân trở vào)?
* Miền Bắc nước ta có mùa Đông lạnh là do:
- Địa hình phía Bắc nước ta có 4 dãy núi chạy theo hình cánh cung ( Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) xòe lan quạt mở rộng về phía Bắc tạo điều kiện cho các khối không khí lạnh từ phương Bắc tràn sâu vào nước ta khiến cho miền Bắc có mùa Đông lạnh.
* Miền Nam không có mùa Đông lạnh là do:
- Không khí lạnh di chuyển vào phía Nam ma sát với mặt đệm làm tăng nhiệt (biến tính)
- Trên đường di chuyển vào Nam, các khối khí gặp các nhánh núi ăn ngang ( hướng Tây - Đông) chạy sát ven biển như: Hoành Sơn, Bạch Mã ... đã chặn các khối khí lạnh, rất hiếm khi các khối khi lạnh vượt qua để vào Nam được và nếu có vượt qua được cũng bị biến tính.
Câu 5:
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện sâu sắc trong các thành phần tự nhiên:
* Khí hậu: nhiệt, ẩm dồi dào; trong năm có sự hoạt động luân phiên của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
* Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, thủy chế theo mùa.
* Thổ nhưỡng: đa dạng, đất feralit chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên.
* Sinh vật: các loài động- thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế trong hệ sinh thái sinh vật.
Câu 6: Khu vực Đông Nam Á có mây quốc gia? Kể tên?
Khu vực Đông Nam Á có 11 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Philipin, Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Mianma và Đông Timo.
Câu 7: Em hãy kể tên 2 quần đảo lớn nhất nước ta, đảo lớn nhất? Vị trí đại lý của các tỉnh Hà Giang, Ca Màu, Điện Biên và Khánh Hòa có gì đặc biệt?
- Quần đảo Hoàng Sa (Tp Đà Nẵng)
- Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
4 tỉnh (Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên và Khánh Hòa) là 4 tỉnh nằm ở vị trí 4 điểm cực (Bắc, Nam, Tây, Đông) của nước ta.
Câu 8:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thiều Quang Hùng
Dung lượng: 103,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)