đề cương ôn tập HKII lớp 8 tham khảo
Chia sẻ bởi Lý Đình Dũng |
Ngày 17/10/2018 |
77
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập HKII lớp 8 tham khảo thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
Tiết: 1
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Ngày giảng: 8a : 29/3/2016
8b : 29/3/2016
Câu 1: Trình bày những nét chính về vị trí, địa hình, khí hậu khu vực Đông Nam Á. Tại sao nói rằng biển Đông là một "ổ bão"?
Trả lời
- Đông Nam Á gồm phần đất liền và phần hải đảo, có vị trí cắt ngang qua đường giao thông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, địa hình phần đất liền gồm các đồng bằng châu thổ màu mỡ phân bố ở ven biển, chiếm một phần nhỏ diện tích. Khu vực còn lại là các dãy núi và cao nguyên. Phần hải đảo có nguồn gôc hình thành chủ yếu từ núi lửa.
Biển Đông là một "ổ bão" vì:
- Biển đông là nơi gặp nhau của các Frông và dải hội tụ nhiệt đới.
- Biển Đông là một biển nông, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc, là nơi gặp nhau của các luồng gió và các khối khí.
Câu 2: Trình bày những nét chính dân về cư và lao động, đặc điểm nổi bật về kinh tế- xã hội của khu vực Đông Nam Á?
Trả lời
- Là nơi dân cư đông đúc, tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,5%), gồm nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít. Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng về tự nhiên, phong tục tập quán và trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, lại vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Nền kinh tế phát triển khá nhanh song chưa vững chắc, chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm.
Câu 3: Mục đích hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi theo thời gian như thế nào? Bao gồm các quốc gia nào? Thời điểm các nước tham gia hiệp hội?
Trả lời
- Thành lập ngày 08-08-1967, đến nay có 10 nước tham gia, phát triển thay đổi theo thời gian. Cụ thể: 25 năm đầu Hiệp hội như một khối hợp tác về quân sự. Từ năm 1990 trở đi mục tiêu chung là hòa bình, cùng phát triển kinh tế - xã hội trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia.
- Bao gồm các quốc gia- Thời điểm các nước tham gia hiệp hội:
+ Năm 1967: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Ịn-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
+ Năm 1984: Bru-nây
+ Năm 1995: Việt Nam.
+ Năm 1997: Mi-an-ma, Lào.
+ Năm 1999: Cam Pu Chia.
Câu 4. Nêu vị trí, giới hạn của nước ta? Nêu rõ bốn đặc điểm của vị trí địa lí tự nhiên của Việt Nam:
Trả lời
- Cực Bắc: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn Tỉnh Hà Giang. Vĩ độ : 23023’B Kinh độ: 105020’Đ
- Cực Nam: Xã Năm Căn, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. 8034’B - 104040’Đ
- Cực Tây: Xã Xín Thầu, huyện mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. 22022’B - 102009’Đ
- Cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 12040’B - 109024’Đ
* Ý nghĩa của vị trí địa lí tự nhiên của Việt Nam: Ảnh hưởng sâu sắc tới mọi đặc điểm của môi trường tự nhiên nước ta:
1. Vị trí nội chí tuyến.
2. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông nam Á.
3. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
4. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Câu 5. Eo biển nối liền giữa biển Đông với Ấn Độ Dương có tên là gì? Nước Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á? trên bán đảo nào? phía nào của bán đảo đó?
Trả lời
- Eo biển Ma-lac-ca nối liền đường giao thông giữa biển Đông với Ấn Độ Dương. Nước Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á (Đông Nam Á), Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Trung -Ấn (Nhỏ hơn bán đảo Trung Ấn là bán đảo Đông Dương gồm ba nước Việt nam- Lào- Campu Chia)
-----------------------------------------------------
Tiết: 2
TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Ngày giảng: 8a : 29/3/2016
8b : 29/
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Ngày giảng: 8a : 29/3/2016
8b : 29/3/2016
Câu 1: Trình bày những nét chính về vị trí, địa hình, khí hậu khu vực Đông Nam Á. Tại sao nói rằng biển Đông là một "ổ bão"?
Trả lời
- Đông Nam Á gồm phần đất liền và phần hải đảo, có vị trí cắt ngang qua đường giao thông giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, địa hình phần đất liền gồm các đồng bằng châu thổ màu mỡ phân bố ở ven biển, chiếm một phần nhỏ diện tích. Khu vực còn lại là các dãy núi và cao nguyên. Phần hải đảo có nguồn gôc hình thành chủ yếu từ núi lửa.
Biển Đông là một "ổ bão" vì:
- Biển đông là nơi gặp nhau của các Frông và dải hội tụ nhiệt đới.
- Biển Đông là một biển nông, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc, là nơi gặp nhau của các luồng gió và các khối khí.
Câu 2: Trình bày những nét chính dân về cư và lao động, đặc điểm nổi bật về kinh tế- xã hội của khu vực Đông Nam Á?
Trả lời
- Là nơi dân cư đông đúc, tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,5%), gồm nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít. Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng về tự nhiên, phong tục tập quán và trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, lại vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Nền kinh tế phát triển khá nhanh song chưa vững chắc, chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm.
Câu 3: Mục đích hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi theo thời gian như thế nào? Bao gồm các quốc gia nào? Thời điểm các nước tham gia hiệp hội?
Trả lời
- Thành lập ngày 08-08-1967, đến nay có 10 nước tham gia, phát triển thay đổi theo thời gian. Cụ thể: 25 năm đầu Hiệp hội như một khối hợp tác về quân sự. Từ năm 1990 trở đi mục tiêu chung là hòa bình, cùng phát triển kinh tế - xã hội trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia.
- Bao gồm các quốc gia- Thời điểm các nước tham gia hiệp hội:
+ Năm 1967: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Ịn-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
+ Năm 1984: Bru-nây
+ Năm 1995: Việt Nam.
+ Năm 1997: Mi-an-ma, Lào.
+ Năm 1999: Cam Pu Chia.
Câu 4. Nêu vị trí, giới hạn của nước ta? Nêu rõ bốn đặc điểm của vị trí địa lí tự nhiên của Việt Nam:
Trả lời
- Cực Bắc: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn Tỉnh Hà Giang. Vĩ độ : 23023’B Kinh độ: 105020’Đ
- Cực Nam: Xã Năm Căn, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. 8034’B - 104040’Đ
- Cực Tây: Xã Xín Thầu, huyện mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. 22022’B - 102009’Đ
- Cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 12040’B - 109024’Đ
* Ý nghĩa của vị trí địa lí tự nhiên của Việt Nam: Ảnh hưởng sâu sắc tới mọi đặc điểm của môi trường tự nhiên nước ta:
1. Vị trí nội chí tuyến.
2. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông nam Á.
3. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
4. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Câu 5. Eo biển nối liền giữa biển Đông với Ấn Độ Dương có tên là gì? Nước Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á? trên bán đảo nào? phía nào của bán đảo đó?
Trả lời
- Eo biển Ma-lac-ca nối liền đường giao thông giữa biển Đông với Ấn Độ Dương. Nước Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á (Đông Nam Á), Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Trung -Ấn (Nhỏ hơn bán đảo Trung Ấn là bán đảo Đông Dương gồm ba nước Việt nam- Lào- Campu Chia)
-----------------------------------------------------
Tiết: 2
TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Ngày giảng: 8a : 29/3/2016
8b : 29/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Đình Dũng
Dung lượng: 181,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)