ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Tuấn Dũng | Ngày 12/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK II MÔN TOÁN 8
NĂM HỌC 2010 – 2011
I. LÝ THUYẾT
* ĐẠI SỐ
Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
1. Thế nào là hai phương trình tương đương ?
2. Nhân hai vế của một phương trình với cùng một biểu thức chứa ẩn thì có thể không được phương trình tương đương. Em hãy cho ví dụ.
3. Với điều kiện nào của a thì phương trình ax + b = 0 là một phương trình bậc nhất ? (a và b là hai hằng số)
4. Một phương trình bậc nhất một ẩn có mấy nghiệm ?
5. Nêu hai quy tắc biến đổi phương trình ?
6. Nêu cách giải phương trình tích A(x)B(x) = 0.
7. Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý điểu gì ?
8. Hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Chương IV: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN.
1. Cho ví dụ về bất đẳng thức theo từng loại có chứa dấu <, ; >, .
2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng như thế nào ? Cho ví dụ.
3. Hãy chỉ ra một nghiệm của bất phương trình trong ví dụ của Câu hỏi 2.
4. Phát biểu quy tắc chuyển vế để biến đổi bất phương trình. Quy tắc này dựa trên tính chất nào của thứ tự trên tập hợp số ?
5. . Phát biểu quy tắc nhân để biến đổi bất phương trình. Quy tắc này dựa trên tính chất nào của thứ tự trên tập hợp số ?
* HÌNH HỌC
Chương III: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
1. Phát biểu và viết tỉ lệ thức biểu thị hai đoạn thẳng AB và CD tỉ lệ với hai đoạn thẳng A’B’ và C’D’.
2. Phát biểu, vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của định lí Ta-lét trong tam giác ( thuận, đảo và hệ quả)
3. Phát biểu, vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận của định lí về tính chất đương phân giác trong tam giác.
4. Phát biểu định nghĩa hai tam giác đồng dạng.
5. Phát biểu định lí về đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh ( hoặc phần kéo dài của hai cạnh) còn lại.
6. Phát biểu các định lí về ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
7. Phát biểu định lí về trường hợp đồng dạng đặc biệt của hai tam giác vuông ( trường hợp cạnh huyền và một cạnh góc vuông).
Chương IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU
1. Xác định được số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều .
2. Nhận biết được các quan hệ không gian (vuông góc, song song) giữa đường thẳng và đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng trong hình hộp.
3. Công thức tính diện tích diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều .

II. BÀI TẬP
A. Bài tập trong sách giáo khoa:
Yêu cầu các em học sinh cần xem lại hệ thống bài tập trong sách giáo khoa có liên quan đến những nội dung kiến thức đã nêu ở trên.
B. Một số bài tập tham khảo:


( TRẮC NGHIỆM
* ĐẠI SỐ
Câu 1: Phương trình ax – x = 1 là phương trình bậc nhất ẩn x khi :
a) a 0 b) a 1 c) a 0 và a 1 d) mọi a
Câu 2: Phương trình x – 2 = 5 tương đương với phương trình :
a) 2x = 14 b) (x – 2)x = 5x c)  d) (x – 2)2 = 25
Câu 3: Phương trình 2x - 6 = 0 tương đương với phương trình :
a) 2x = - 6 b) x = -3 c) x +3 = 0 d) x - 3 = 0
Câu 4: Phương trình 3x - 15 = 0 có tập nghiệm là :
a) S = 4 b) S = 5 c) S = {4} d) S = {5}
Câu 5: x = 2 là nghiệm của phương trình :
a) x + 8 = - 6 b) 3x + 6 = 0 c) – 9x + 4 = - 14 d) – 5 + 2x = 1
Câu 6: Phương trình x2 – 1= 0 có tập nghiệm là:
a) S = {-1} b) S = {1} c) S = {-1;1} d) Cả a,b,c đều đúng.
Câu 7: Số nghiệm của phương trình 3x2 + 2x = 0 là:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Tuấn Dũng
Dung lượng: 225,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)