De cuong on tap HKI van 7 nam
Chia sẻ bởi Nguyễn Nhựt Ảnh |
Ngày 11/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: De cuong on tap HKI van 7 nam thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2017- 2018
A.TIẾNG VIỆT
1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ?
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..
- Từ ghép đẳng lập : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)
2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào ?
- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó
3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:
a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu , ăn mặc , chờ đợi, máu mủ
- Từ ghép chính phụ : xe lam , cá thu
- Từ ghép đẳng lập : ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc , chờ đợi, máu mủ .
b. Xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,nhà khách, nhà nghỉ .
- Từ ghép chính phụ :
- Từ ghép đẳng lập :
4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận ?
- Láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh) .
- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu .
5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể :
a. Xấu xí , nhẹ nhàng, đo đỏ , nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng
- Láy toàn bộ : đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng
- Láy bộ phận: xấu xí , nhẹ nhàng , róc rách, lóc cóc
b. Long lanh, khó khăn,vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.
- Láy toàn bộ :
- Láy bộ phận:
6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép ? vì sao .
- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép
7. Thế nào là đại từ .
- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật hoạt động , tính chất, …..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu .
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như : CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ .
9. Đại từ có mấy loại ? -> 2 loại : Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi .
10. Thế nào là Yếu tố HV ? -> Yếu tố Hán Việt : là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV
11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào ?
- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ( mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư .
- Đẳng lập : thiên địa , khuyển mã , kiên cố(vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ
- Chính phụ : đại lộ, hải đăng, , tân binh , quốc kì, ngư nghiệp
14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?
- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã , lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ , thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa .
15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt , chúng ta không nên lạm dụng ?
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV
A.TIẾNG VIỆT
1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ?
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..
- Từ ghép đẳng lập : không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)
2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào ?
- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó
3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:
a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu , ăn mặc , chờ đợi, máu mủ
- Từ ghép chính phụ : xe lam , cá thu
- Từ ghép đẳng lập : ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc , chờ đợi, máu mủ .
b. Xoài tượng, nhãn lồng , chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp ,nhà khách, nhà nghỉ .
- Từ ghép chính phụ :
- Từ ghép đẳng lập :
4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận ?
- Láy toàn bộ : các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối( để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh) .
- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu .
5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể :
a. Xấu xí , nhẹ nhàng, đo đỏ , nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng
- Láy toàn bộ : đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng
- Láy bộ phận: xấu xí , nhẹ nhàng , róc rách, lóc cóc
b. Long lanh, khó khăn,vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.
- Láy toàn bộ :
- Láy bộ phận:
6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép ? vì sao .
- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép
7. Thế nào là đại từ .
- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật hoạt động , tính chất, …..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu .
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như : CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ .
9. Đại từ có mấy loại ? -> 2 loại : Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi .
10. Thế nào là Yếu tố HV ? -> Yếu tố Hán Việt : là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV
11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào ?
- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ( mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư .
- Đẳng lập : thiên địa , khuyển mã , kiên cố(vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ
- Chính phụ : đại lộ, hải đăng, , tân binh , quốc kì, ngư nghiệp
14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?
- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã , lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ , thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa .
15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt , chúng ta không nên lạm dụng ?
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Nhựt Ảnh
Dung lượng: 124,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)