Đề cương ôn tập HKI Hóa 8
Chia sẻ bởi Hoàng Hồng Kim |
Ngày 17/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập HKI Hóa 8 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TP.BL
Trường THCS NTM.KHAI
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI , NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN HÓA HỌC 8
CHƯƠNG I. CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
1. Chất:
- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Tính chất của chất: Mỗi chất có những tính chất nhất định:
+ Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng cháy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt,…
+ Tính chất hóa học: khả năng chất biến đổi thành chất khác (tính cháy, khả năng phân hủy,..)
- Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất là chất tinh khiết.
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân nguyên tử (hạt proton (p, +); hạt nơtron (n, không mang điện)
+ Vỏ tạo tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm (e, -)
- Trong một nguyên tử: Số p = số e
- Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé, không đáng kể. Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
3. Nguyên tố hóa học:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
- Kí hiệu hóa học:
+ KHHH được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.
+ KHHH được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.
- Nguyên tử khối:
+ Là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt
+ Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử (1,9926.10-23g)
4. Đơn chất – Hợp chất – Phân tử:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học
+ Đơn chất phi kim: H, S,…
+ Đơn chất kim loại: Al, Na, Ca,..
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên
+ Hợp chất vô cơ: NaCl, H2SO4,…
+ Hợp chất hữu cơ: CH4, C12H22O11,…
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon
5. Công thức hóa học:
- Công thức hóa học của đơn chất gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố. VD: Al, Fe, …
- Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. VD: H2, O2, NaCl, CaCO3,…
Ý nghĩa CTHH:
VD. CTHH của H2SO4
- Nguyên tố nào tạo ra chất
- H2SO4 do nguyên tố H, S, O tạo ra
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất
- Có 2H, 1S, 4O trong 1 phân tử
- Phân tử khối của chất
- PTK: (1x2) + 32 + (4x16) = 98 (đvC)
6. Hóa trị:
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác hay nhóm nguyên tử.
- Quy tắc hóa trị: Trong CTHH tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. AxBy : x.a = y.b
- Vận dụng:
+ Tính hóa trị của một nguyên tố
+ Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị
CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Sự biến đổi chất:
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý.
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, gọi là hiện tượng hóa học
2. Phản ứng hóa học:
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
3. Định luật bảo toàn khối lượng:
- Nội dung: Trong
Trường THCS NTM.KHAI
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI , NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN HÓA HỌC 8
CHƯƠNG I. CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
1. Chất:
- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Tính chất của chất: Mỗi chất có những tính chất nhất định:
+ Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng cháy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt,…
+ Tính chất hóa học: khả năng chất biến đổi thành chất khác (tính cháy, khả năng phân hủy,..)
- Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất là chất tinh khiết.
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân nguyên tử (hạt proton (p, +); hạt nơtron (n, không mang điện)
+ Vỏ tạo tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm (e, -)
- Trong một nguyên tử: Số p = số e
- Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé, không đáng kể. Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
3. Nguyên tố hóa học:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
- Kí hiệu hóa học:
+ KHHH được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.
+ KHHH được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.
- Nguyên tử khối:
+ Là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt
+ Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử (1,9926.10-23g)
4. Đơn chất – Hợp chất – Phân tử:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học
+ Đơn chất phi kim: H, S,…
+ Đơn chất kim loại: Al, Na, Ca,..
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên
+ Hợp chất vô cơ: NaCl, H2SO4,…
+ Hợp chất hữu cơ: CH4, C12H22O11,…
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon
5. Công thức hóa học:
- Công thức hóa học của đơn chất gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố. VD: Al, Fe, …
- Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. VD: H2, O2, NaCl, CaCO3,…
Ý nghĩa CTHH:
VD. CTHH của H2SO4
- Nguyên tố nào tạo ra chất
- H2SO4 do nguyên tố H, S, O tạo ra
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất
- Có 2H, 1S, 4O trong 1 phân tử
- Phân tử khối của chất
- PTK: (1x2) + 32 + (4x16) = 98 (đvC)
6. Hóa trị:
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác hay nhóm nguyên tử.
- Quy tắc hóa trị: Trong CTHH tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. AxBy : x.a = y.b
- Vận dụng:
+ Tính hóa trị của một nguyên tố
+ Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị
CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Sự biến đổi chất:
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý.
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, gọi là hiện tượng hóa học
2. Phản ứng hóa học:
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
3. Định luật bảo toàn khối lượng:
- Nội dung: Trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Hồng Kim
Dung lượng: 180,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)