đề cương ôn tập hk2 ngữ văn lớp7
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Linh |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập hk2 ngữ văn lớp7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 – NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
I. Văn bản :
- Nắm lại khái niệm về tục ngữ. Các nhóm tục ngữ và nội dung của từng nhóm .
- Đọc lại các văn bản sau: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa của văn chương; Sống chết mặc bay.
+ Nắm vững tên tác giả , tác phẩm tương ứng.
+ Vài nét chính về tác giả, thể loại văn bản, giá trị nội dung nghệ thuật từng văn bản.
II. Tiếng Việt :
- Khái niệm và tác dụng câu rút gọn, câu đặc biệt.
- Câu chủ động, câu bị động, cách biến đổi giữa hai kiểu câu.
- Trạng ngữ là gì? Các đặc điểm của trạng ngữ, Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì?
- Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Mỗi trường hợp cho một ví dụ?
- Trình bày khái niệm về liệt kê và các kiểu liệt kê.
- Trình bày công dụng của dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
III.Tập làm văn :
- Xem lại kiểu bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.
- Nắm lại phương pháp làm một bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.
Một số đề tham khảo
Đề 1 : Tục ngữ có câu “Đói cho sạch , rách cho thơm”. Hãy giải thích câu tục ngữ và rút ra bài học về việc tu dưỡng đạo đức của mình.
*Gợi ý cơ bản:
- Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đó, nhân cách con người dễ bị suy thoái. Bởi vậy, con người cần phải giữ phẩm giá trong sạch (bần hèn không sanh đạo tặc)
- Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống của con người: Ngay thẳng, thật thà, tự trọng, trong sạch trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là sự tự khẳng định đề cao phẩm giá con người.
- Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống đúng đắn, tốt đẹp . Chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy đạo lí dân tộc.
Đề 2 : Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập , em hãy viết một bài văn thuyết phục các bạn: “Nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm gì có ích.”
* Gợi ý cơ bản:
Vì sao con người phải học tập và học từ khi còn trẻ?
- Kiến thức nhân loại như đại dương bao la , sự hiểu biết của con người như giọt sương bé nhỏ.
- Mỗi giây phút trôi qua , trên hành tinh có một phát minh ra đời . Con người luôn có nhu cầu tìm kiếm, khám phá.
- Tri thức mang đến cho con người muôn vàn lợi ích: tri thức làm ra tiền bạc, của cải vật chất cho bản thân, gia đình, xã hội (dẫn chứng).
- Người có tri thức là người được mọi người tôn trọng, xã hội tôn vinh.
- Người có học thì mới thành nhân.
Đề 3 : Hãy chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã , đang và sẽ mãi mãi là đạo lí tốt đẹp của xã hội ta ngày nay .
*Gợi ý cơ bản: làm sáng tỏ các luận cứ sau;
+ Trong cuộc sống gia đình ( thái độ , tình cảm , việc làm của thế hệ sau đối với thế hệ trước).
+ Trong các hoạt động của nhà trường (toàn trường dối với lịch sử truyền thống của trường, của học sinh đối với thầy cô giáo…..).
+ Ngoài xã hội( kỉ niệm những ngày lịch sử, các hoạt động nhớ về cội nguồn , nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ , các bà mẹ Việt Nam anh hùng…..).
Đề 4 : Nhân dân ta thường khuyên nhau :
“ Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc , dở hay đỡ đần”
Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao ?
*Gợi ý cơ bản:
-Giải thích rõ:
+ Tay, chân là hai bộ phận không thể thiếu của một cơ thể con người. Gia đình cũng như một cơ thể hoàn chỉnh , trong đó anh em cũng như chân với tay .
+ Rách tượng trưng cho cuộc sống khó khăn , bất hạnh . Lành tượng trưng cho cuộc sống thuận lợi, hạnh phúc . Rách lành đùm bọc là anh em yêu thương nhau, người có giúp đỡ người thiếu .
+ Dở , hay nói về tính tình, phẩm chất con người . Dở hay đỡ đần là anh em người giỏi giúp
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
I. Văn bản :
- Nắm lại khái niệm về tục ngữ. Các nhóm tục ngữ và nội dung của từng nhóm .
- Đọc lại các văn bản sau: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa của văn chương; Sống chết mặc bay.
+ Nắm vững tên tác giả , tác phẩm tương ứng.
+ Vài nét chính về tác giả, thể loại văn bản, giá trị nội dung nghệ thuật từng văn bản.
II. Tiếng Việt :
- Khái niệm và tác dụng câu rút gọn, câu đặc biệt.
- Câu chủ động, câu bị động, cách biến đổi giữa hai kiểu câu.
- Trạng ngữ là gì? Các đặc điểm của trạng ngữ, Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì?
- Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Mỗi trường hợp cho một ví dụ?
- Trình bày khái niệm về liệt kê và các kiểu liệt kê.
- Trình bày công dụng của dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
III.Tập làm văn :
- Xem lại kiểu bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.
- Nắm lại phương pháp làm một bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.
Một số đề tham khảo
Đề 1 : Tục ngữ có câu “Đói cho sạch , rách cho thơm”. Hãy giải thích câu tục ngữ và rút ra bài học về việc tu dưỡng đạo đức của mình.
*Gợi ý cơ bản:
- Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đó, nhân cách con người dễ bị suy thoái. Bởi vậy, con người cần phải giữ phẩm giá trong sạch (bần hèn không sanh đạo tặc)
- Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống của con người: Ngay thẳng, thật thà, tự trọng, trong sạch trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là sự tự khẳng định đề cao phẩm giá con người.
- Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống đúng đắn, tốt đẹp . Chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy đạo lí dân tộc.
Đề 2 : Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập , em hãy viết một bài văn thuyết phục các bạn: “Nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm gì có ích.”
* Gợi ý cơ bản:
Vì sao con người phải học tập và học từ khi còn trẻ?
- Kiến thức nhân loại như đại dương bao la , sự hiểu biết của con người như giọt sương bé nhỏ.
- Mỗi giây phút trôi qua , trên hành tinh có một phát minh ra đời . Con người luôn có nhu cầu tìm kiếm, khám phá.
- Tri thức mang đến cho con người muôn vàn lợi ích: tri thức làm ra tiền bạc, của cải vật chất cho bản thân, gia đình, xã hội (dẫn chứng).
- Người có tri thức là người được mọi người tôn trọng, xã hội tôn vinh.
- Người có học thì mới thành nhân.
Đề 3 : Hãy chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã , đang và sẽ mãi mãi là đạo lí tốt đẹp của xã hội ta ngày nay .
*Gợi ý cơ bản: làm sáng tỏ các luận cứ sau;
+ Trong cuộc sống gia đình ( thái độ , tình cảm , việc làm của thế hệ sau đối với thế hệ trước).
+ Trong các hoạt động của nhà trường (toàn trường dối với lịch sử truyền thống của trường, của học sinh đối với thầy cô giáo…..).
+ Ngoài xã hội( kỉ niệm những ngày lịch sử, các hoạt động nhớ về cội nguồn , nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ , các bà mẹ Việt Nam anh hùng…..).
Đề 4 : Nhân dân ta thường khuyên nhau :
“ Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc , dở hay đỡ đần”
Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao ?
*Gợi ý cơ bản:
-Giải thích rõ:
+ Tay, chân là hai bộ phận không thể thiếu của một cơ thể con người. Gia đình cũng như một cơ thể hoàn chỉnh , trong đó anh em cũng như chân với tay .
+ Rách tượng trưng cho cuộc sống khó khăn , bất hạnh . Lành tượng trưng cho cuộc sống thuận lợi, hạnh phúc . Rách lành đùm bọc là anh em yêu thương nhau, người có giúp đỡ người thiếu .
+ Dở , hay nói về tính tình, phẩm chất con người . Dở hay đỡ đần là anh em người giỏi giúp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Linh
Dung lượng: 11,88KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)