Đề cương ôn tập CÔNG NGHỆ 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Tây Thi |
Ngày 17/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập CÔNG NGHỆ 8 thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8
……………………………………
I.Lý Thuyết::
Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể ? Nêu tên gọi các hình chiếu và nêu hướng chiếu của chúng?
-Khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể đó.
-Các hình chiếu:
+Hình chiếu đứng :có hướng chiếu từ trước tới
+Hình chiếu bằng :có hướng chiếu từ trên xuống
+Hình chiếu cạnh:có hướng chiếu từ trái sang
Câu 2: Hãy kể tên một số bản vẽ thường dùng ?
Một số bản vẽ thường dùng :
-Bản vẽ các khối hình học -Bản vẽ kĩ thuật
-Bản vẽ chi tiết -Bản vẽ lắp
-Bản vẽ ren -Bản vẽ nhà
Câu 3:Hình cắt là gì ?Hình cắt dùng để làm gì ?
-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt
-Hình cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể
Câu 4:Kể tên một số loại ren thường dùng và nêu công dụng của chúng?
-Ren ngoài(ren trục) :là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết
-Ren trong(ren lỗ) :là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết lỗ.
-Công dụng:ren dùng để lắp ghép các chi tiết hay dùng để truyền lực
Câu 5:Ren được vẽ theo quy ước như thế nào?
-Ren nhìn thấy:
+Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm
+Đường chân ren vẽ bằng nét liền mãnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng tròn.
-Ren bị che khuất:các đường đỉnh ren , đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt
Câu 6:Thế nào là bản vẽ kỹ thuật ? Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì?
-Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.
-Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin trong sản xuất và đời sống.Học vẽ kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất và đời sống
Câu 7: Hãy kể tên một số sản phẩm cơ khí mà em biết ? Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ?
-Một số sản phẩm cơ khí như : kim khâu,cái đinh vít,chiếc xe đạp,xe máy…
-Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí :có 4 tính chất
-Tính chất vật lý :như tính dẫn điện,dẫn nhiệt,nhiệt độ nóng chảy.
-Tính chất hóa học : như tính chịu axit,tính chống ăn mòn
-Tính chất công nghệ : như tính đúc,tính hàn,tính rèn…
-Tính chất cơ học : như tính cứng,tính dẻo,tính bền
Câu 8:Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?
-Cơ khí tạo ra các phương tiện thay thế lao động thủ công
-Giải phóng lao động cơ bắp giúp cho lao đông trở nên nhẹ nhàng hơn.
-Giúp con người mở rộng tầm nhìn để chinh phục thiên nhiên.
Câu 9:Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến?
-Vật liệu kim loại:
+Kim loại màu như :đồng ,nhôm và hợp kim của chúng.
+Kim loại đen như :gang và thép.
-Vật liệu phi kim loại:
+Chất dẻo:chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn ,chúng được dùng làm rổ,can,vỏ bút máy,bánh răng….
+Cao su:cao su tự nhiên và cao su nhân tạo ,chúng được dùng làm lốp,sản phẩm cách điện…
Câu 10 :Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra ? công dụng của chúng?
-Thước đo chiều dài:
+Thước lá:dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác địng kích thước của sản phẩm
+Thước cặp:dùng để đo đường kính trong,đường kính ngoài và chiều sâu lỗ.
-Thước đo góc:êke,ke vuông và thước đo góc vạn năng ,dùng để xác định trị số thực của góc.
II.Bài tập:
-Làm các bài tập về hình chiếu đứng,chiếu bằng , chiếu cạnh của vật thể.
……………………………………
I.Lý Thuyết::
Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể ? Nêu tên gọi các hình chiếu và nêu hướng chiếu của chúng?
-Khi chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể đó.
-Các hình chiếu:
+Hình chiếu đứng :có hướng chiếu từ trước tới
+Hình chiếu bằng :có hướng chiếu từ trên xuống
+Hình chiếu cạnh:có hướng chiếu từ trái sang
Câu 2: Hãy kể tên một số bản vẽ thường dùng ?
Một số bản vẽ thường dùng :
-Bản vẽ các khối hình học -Bản vẽ kĩ thuật
-Bản vẽ chi tiết -Bản vẽ lắp
-Bản vẽ ren -Bản vẽ nhà
Câu 3:Hình cắt là gì ?Hình cắt dùng để làm gì ?
-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt
-Hình cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể
Câu 4:Kể tên một số loại ren thường dùng và nêu công dụng của chúng?
-Ren ngoài(ren trục) :là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết
-Ren trong(ren lỗ) :là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết lỗ.
-Công dụng:ren dùng để lắp ghép các chi tiết hay dùng để truyền lực
Câu 5:Ren được vẽ theo quy ước như thế nào?
-Ren nhìn thấy:
+Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm
+Đường chân ren vẽ bằng nét liền mãnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng tròn.
-Ren bị che khuất:các đường đỉnh ren , đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt
Câu 6:Thế nào là bản vẽ kỹ thuật ? Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì?
-Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.
-Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin trong sản xuất và đời sống.Học vẽ kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất và đời sống
Câu 7: Hãy kể tên một số sản phẩm cơ khí mà em biết ? Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ?
-Một số sản phẩm cơ khí như : kim khâu,cái đinh vít,chiếc xe đạp,xe máy…
-Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí :có 4 tính chất
-Tính chất vật lý :như tính dẫn điện,dẫn nhiệt,nhiệt độ nóng chảy.
-Tính chất hóa học : như tính chịu axit,tính chống ăn mòn
-Tính chất công nghệ : như tính đúc,tính hàn,tính rèn…
-Tính chất cơ học : như tính cứng,tính dẻo,tính bền
Câu 8:Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?
-Cơ khí tạo ra các phương tiện thay thế lao động thủ công
-Giải phóng lao động cơ bắp giúp cho lao đông trở nên nhẹ nhàng hơn.
-Giúp con người mở rộng tầm nhìn để chinh phục thiên nhiên.
Câu 9:Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến?
-Vật liệu kim loại:
+Kim loại màu như :đồng ,nhôm và hợp kim của chúng.
+Kim loại đen như :gang và thép.
-Vật liệu phi kim loại:
+Chất dẻo:chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn ,chúng được dùng làm rổ,can,vỏ bút máy,bánh răng….
+Cao su:cao su tự nhiên và cao su nhân tạo ,chúng được dùng làm lốp,sản phẩm cách điện…
Câu 10 :Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra ? công dụng của chúng?
-Thước đo chiều dài:
+Thước lá:dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác địng kích thước của sản phẩm
+Thước cặp:dùng để đo đường kính trong,đường kính ngoài và chiều sâu lỗ.
-Thước đo góc:êke,ke vuông và thước đo góc vạn năng ,dùng để xác định trị số thực của góc.
II.Bài tập:
-Làm các bài tập về hình chiếu đứng,chiếu bằng , chiếu cạnh của vật thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tây Thi
Dung lượng: 26,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)