Đề cuơng ôn tập

Chia sẻ bởi Nguyễn Tường Vi | Ngày 09/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Đề cuơng ôn tập thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

Chiến thắng Chi Lăng: (giặc Minh)
* Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp khe sâu, rừng cây um tùm.
* Em hãy kể trận phục kích của quân ta ở Ải Chi Lăng?
+ Lê Lợi chiệu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng , bị binh ta nghênh chiến nhữ Liễu Thăng và kị binh địch vào ải . Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hang và rút về nước.
Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
Khi thua trận lở Ải chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hang và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế mở đầu thời Hậu Lê (1428)
Tại sao nói vua có uy quyền tuyệt đối?
Vì: Mọi quyền hành đều tập chung vào tay vua. Vua trực tiếp là Tổng chi huy quân đội, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cao cấp như Tướng Quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển.
Nhà Hậu Lê, đặc biệt là Lê Thánh Tông, đã làm gì để quản lí đất nước?
Nhà vua đã ban hành bộ luật Hồng Đức đây là bộ luật đầu tiên của nước ta, với nội dung: là bảo về quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi ích của phụ nữ.
Trường học thời Hậu Lê.
Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
- Thời Lý, nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài.
- Thời Trần, việc tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ.
- Thời Hậu Lê, giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được quy định chặt chẽ.
Em hãy mô tả tổ chức giáo dục thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, người được đi học, nội dung học, nề nếp thi cử)
Nội dung học tập và thi cử là nho giáo, học sinh phải học thuộc lòng những điều nho giáo dạy để suy nghĩ và hành động theo đúng quy định của nho giáo,.
Cứ 3 năm có 1 kì thi hương ở địa phương và kì thi hội ở kinh thành những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn tiến sĩ, ngoài ra theo định kì còn kiểm tra trình độ của quan lại.
Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập:
đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên người đỗ cao vòa bia đá dựng ở Văn Miếu (tiến sĩ)
Nhà Hậu Lê đã làm những việc gì để phát triển giáo dục?
Cho dựng lại nhà Thái Học, dựng lại Quốc Tử Giám. Tại đây có lớp học, có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách, trường không chỉ đón nhận con cháu của vua, quan mà còn đón nhận cả con em thường dân nếu học giỏi.
Trịnh Nguyễn phân tranh.
Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì chia cắt?
Là do cuộc tranh giành quyền lực của phe phái phong kiến, (các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau giành quyền lợi)
Cuộc xung đột giữa tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ cực, sản xuất không phát triển được, đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận.




Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong.
Cuộc khẩn hoang ở đang trong diễn ra như thế nào?(mô tả hành trình của đoàn người khẩn hoang)
Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong, những đoàn người khẩn hoang được cung cấp lương thực trong nửa năm và một số dụng cụ đoàn người cứ tiến dần vào phía nam.Từ Phú Yên, Khánh Hòa đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục đi sâu vào đồng bằng song Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng,ấp mới đến đó, ruộng đất được khai phá xom làng phát triển.
Kết quả của cuộc khẩn hoang là gì?
Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộ ngày càng bền chặt.
Thành thị thế kỉ XVI – XVII
Em hãy mô tả một số thành thị của nước ta thế kỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tường Vi
Dung lượng: 73,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)