Đề cương ôn tập 1 tiết lần 1 môn Địa lí 8

Chia sẻ bởi Trần Nguyễn Hạnh Dung | Ngày 17/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập 1 tiết lần 1 môn Địa lí 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 HỌC KÌ I
MÔN ĐỊA LÍ 8
(((
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Trắc nghiệm:
1. Diện tích lãnh thổ: rộng (phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km², nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km².
2. Điểm cực Bắc phần đất liền của châu Á là mũi Sê-li-u-xkin, nằm trên vĩ tuyến 77º44`B.
3. Điểm cực Nam phần đất liền châu Á là mũi Pi-ai, nằm ở phía nam bán đảo Ma-lăc-ca ở 1º16`B.
4. Châu Á tiếp giáp với 3 đại dương: Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
5. Châu Á tiếp giáp với 2 châu lục: châu Âu, châu Phi.
6. Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam: 8 500km.
7. Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9 200km.
8. Sông Mê Công bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.
9. SN. Trung Xi-bia nằm ở Bắc Á, SN. Đê-can nằm ở Nam Á.
10. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á.
II. Tự luận:
Đặc điểm địa hình và khoáng sản:
a) Đặc điểm địa hình
- Châu Á có nhiều hệ thống sông núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
+ Núi: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An-tai…
+ Sơn nguyên: Trung Xi-bia, Tây Tạng, Đê-can…
+ Đồng bằng: Tu-ran, Lưỡng HÀ, Tây Xi-bia…
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
b) Khoáng sản
Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc…

BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. Trắc nghiệm
1. Kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là gió mùa và lục địa.
II. Tự luận
1. Các đới khí hậu của châu Á:
– Có 5 đới khí hậu:
+ Một là đới khí hậu cực và cận cực
+ Hai là đới khí hậu ôn đới
+ Ba là đới khí hậu cận nhiệt
+ Bốn là đới khí hậu nhiệt đới
+ Năm là đới khí hậu xích đạo
2. Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?
– Do 3 nguyên nhân:
+ Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, trải rộng trên nhiều vĩ độ (77º44`B đến 1º16`B)
+ Do châu Á có địa hình đa dạng, có nhiều dạng địa hình khác nhau
+ Lãnh thổ châu Á rộng, dựa vào sự ảnh hưởng của biển, gần biển hay xa biển thì sẽ có sự xâm nhập khác nhau.
BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. Trắc nghiệm
1. Các sông ở châu Á có chế độ nước khá phức tạp.
II. Tự luận
1. Nêu đặc điểm sông ngòi ở châu Á
– Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
– Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nguyễn Hạnh Dung
Dung lượng: 53,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)