Đề cương ôn Sử_HKII
Chia sẻ bởi Phạm Minh Phương |
Ngày 16/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn Sử_HKII thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ LỚP 6
NĂM HỌC 2009 – 2010
Câu 1: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng nghiệp bá vương”
Lê Văn Hưu
(Nhà sử học thế kỉ XIII)
TL:
_Dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi đã sẵn sàng nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả nước đều hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi
_Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lự phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được
Câu 2: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì?
TL:
_Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự da của đất nước, khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của dân tộc ta
Câu 3: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”
Qua câu nói này, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?
TL:
_Câu nói của Bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là: “giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ”
_Bà Triệu là một con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
TL:
_Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân
Câu 5: Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương giành lại độc lập cho đất nước?
TL:
_Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở vùng Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lí Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lí Bí rất yêu quí và trọng dụng
_Triệu Quang Phục được Lí Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương, ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
_Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đầm Dạ Trạch), ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí và lương thực
_Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây đầm Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
Câu 6: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
TL:
_Cuộc khởi nghĩa được nổ ra vào những năm 10 của thế kỉ VIII, nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) làm căn cứ. Ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen). Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm – pa kéo về tấn công Tống Bình
_Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
Câu 7: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
TL:
_Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình. Ít lâu sau Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình, Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt lại việc cai trị đất nước
Câu 8: Chính sách cai trị của triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm độc nhất của họ là gì?
TL:
_Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với
NĂM HỌC 2009 – 2010
Câu 1: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng nghiệp bá vương”
Lê Văn Hưu
(Nhà sử học thế kỉ XIII)
TL:
_Dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi đã sẵn sàng nổi dậy. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân cả nước đều hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi
_Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lự phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được
Câu 2: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì?
TL:
_Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự da của đất nước, khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của dân tộc ta
Câu 3: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”
Qua câu nói này, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?
TL:
_Câu nói của Bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là: “giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ”
_Bà Triệu là một con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?
TL:
_Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân
Câu 5: Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương giành lại độc lập cho đất nước?
TL:
_Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở vùng Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lí Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lí Bí rất yêu quí và trọng dụng
_Triệu Quang Phục được Lí Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương, ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
_Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đầm Dạ Trạch), ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí và lương thực
_Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây đầm Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
Câu 6: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
TL:
_Cuộc khởi nghĩa được nổ ra vào những năm 10 của thế kỉ VIII, nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) làm căn cứ. Ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế (Vua Đen). Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm – pa kéo về tấn công Tống Bình
_Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
Câu 7: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
TL:
_Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình. Ít lâu sau Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình, Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt lại việc cai trị đất nước
Câu 8: Chính sách cai trị của triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm độc nhất của họ là gì?
TL:
_Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Minh Phương
Dung lượng: 37,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)