ĐỀ CƯƠNG ÔN NV 7 HK1

Chia sẻ bởi Thân Thị Hoàng Oanh | Ngày 11/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN NV 7 HK1 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KI I – NGỮ VĂN 7

I. Phần văn bản:
1/ Văn bản văn xuôi: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi.
+ Đọc kỹ văn bản
+ Nắm được tác giả, hoàn cảnh ra đời.
+ Xác định đúng kiểu văn bản, phương thức biểu đạt chính và các yếu tố biểu đạt kết hợp.
+ Nắm được nội dung chính, chủ đề, đặc sắc về nghệ thuật.
2/ Ca dao, dân ca:
+ Thuộc lòng các bài ca dao theo từng chủ đề
+ Nắm được chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình được nói đến của từng bài ca dao.
+ Nắm được các biện pháp tu từ và nội dung của từng bài ca dao.
3/ Văn bản thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Tiếng gà trưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
+ Thuộc lòng bài thơ.
+ Nắm được tác giả và hoàn cảnh ra đời.
+ Xác định được thể thơ, phương thức biểu đạt chính và các yếu tố biểu đạt kết hợp nếu có.
+ Nắm được đặc sắc nghệ thuật , nhất là các biện pháp tu từ và giá trị biểu đạt .
+ Nắm được tình cảm, cảm xúc biểu đạt trong mỗi bài thơ.

II. Phần Tiếng Việt: Xem kĩ nội dung ghi nhớ SGK, các bài luyện tập.
1/ Từ ghép, Từ láy, Từ Hán Việt, Đại từ, Quan hệ từ và Chữa lỗi dùng quan hệ từ:
+ Nắm vững khái niệm, đặc điểm của từng loại về cấu tạo, phân loại, chức vụ ngữ pháp…
2/ Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Thành ngữ:
+ Nắm vững khái niệm, phân loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa; cách sử dụng.
+ Khái niệm thành ngữ, đặc điểm cấu tạo,chức năng ngữ pháp, cách giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ, việc sử dụng thành ngữ
3/ Điệp ngữ, Chơi chữ:
+ Nắm vững khái niệm mỗi biện pháp tu từ, các loại điệp ngữ và các hình thức chơi chữ
+Phân tích được hiệu quả của việc sử dụng phép điệp ngữ và chơi chữ.

III. Phần Tập làm văn: Văn biểu cảm
Trọng tâm chương trình là văn biểu cảm về sự vật, con người.
1/ Biểu cảm về sự vật, con người:
+ Nắm được cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
+ Nắm được dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
+ Rèn luyện kỹ năng biểu cảm trực tiếp và biểu cảm qua miêu tả , tự sự.
+ Biết vận dụng cách lập ý trong văn biểu cảm.
+ Biết sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm.
2/ Biểu cảm về tác phẩm văn học:
+ Nắm được lý thuyết và cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
IV. Cơ cấu đề kiểm tra: Sẽ gồm 3 phần:
1/ Bài tập Tiếng Việt( ứng dụng phần tiếng Việt đã học.)
2/ Chép thuộc lòng bài thơ (đoạn thơ), nêu giá trị nội dung,nghệ thuật hoặc cảm nhận ngắn về bài thơ (đoạn thơ) đó.
3/ Bài tập làm văn biểu cảm về đối tượng: sự vật , phong cảnh, con người.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Hoàng Oanh
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)