Đề cương ôn học kì 1 - Sinh 9 (09 - 10)

Chia sẻ bởi Trần Minh Quýnh | Ngày 15/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn học kì 1 - Sinh 9 (09 - 10) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Trần Hưng Đạo - Cam Lộ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I
SINH 9 ( 2009 - 2010 )
Câu 1:
Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Câu 2:
Phân biệt đột biến với thường biến .
Câu 3:
Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
Câu 4:
Một đoạn phân tử ADN có 60.000 nucleotit loại A(ađênin). Số nucleotit loại G (guanin) chỉ bằng 2/3 số nucleotit loại A. Hãy tính:
số nucleotit các loại còn lại (G, X, T).
chiều dài của đoạn ADN trên.
Câu 5:
Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Kiểm tra di truyền cho biết cả 2 vợ chồng này đều mang gen đột biến lặn gây ra chúng bệnh trên. Em hãy đưa ra lời khuyên ( tư vấn di truyền ) cho cặp vợ chồng này. Giải thích tại sao lại tư vấn như vậy ?
Câu 6:
Một người nông dân trồng 1 đám ngô nếp hạt trắng mong muốn sẽ thu được hoàn toàn nếp hạt trắng. Nhưng khi thu hoạch lại thấy có cả ngô hạt vàng. Em hãy giải thích vì sao có hiện tượng trên. Viết sơ đồ lai kiểm chứng. Biết khu vực này chỉ có duy nhất 1 đám ngô
Câu 7:
Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
gen(ADN)  ARN  prôtêin  tính trạng.
Câu 8:
Nêu nguyên nhân sinh ra các tật, bệnh di truyền ở người. Làm thế nào để nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người?
Câu 9:
Vì sao trong nghiên cứu di truyền Người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau?
Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người?
HƯỚNG DÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
SINH 9 ( 2009 - 2010 )
Câu 1:
Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
HD:
* Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ

* Cơ chế di truyền của hiện tượng trên là do sự tập trung các gen trội có lợi ở con lai F1
* Không dùng con lai F1 để nhân giống vì: ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ở các đời sau F1

* Muốn duy trì ưu thế lai:
- Đối với cây trồng chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng, ngoài ra có thể dùng phương pháp nhân giống vô tính.
- Đối với chăn nuôi: thường dùng lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai


Câu 2:
Phân biệt đột biến với thường biến .
HD:

Thường biến
Đột biến

- Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
- Đột biến xuất hiện riêng lẻ trên từng cá thể không theo hướng xác định, không tương ứng với điều kiện ngoại cảnh

- Thường biến không di truyền được do không liên quan gì đến sự biến đổi của kiểu gen
- Đột biến di truyền được do liên quan đến những biến đổi trong vật chất di truyền (kiểu gen)

- Thường biến có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường
- Đột biến đa số là có hại, chỉ có một số ít là có lợi hoặc trung tính


Câu 3:
Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
HD:
Viết sơ đồ lai và xác định đúng mỗi trường hợp được 0.75đ
a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
aa x aa
G a
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Quýnh
Dung lượng: 82,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)