Đề cương nghề điện dân dụng

Chia sẻ bởi Tuệ Linh | Ngày 17/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Đề cương nghề điện dân dụng thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Nêu các nghề trong ngành điện, đối tượng và yêu cầu của nghề Điện dân dụng.
Trả lời:
1. Các nghề trong ngành điện dân dụng:
Ngành điện rất đa dạng tuy nhiên có thể phân chia thành các nhóm nghề chính sau đây:
+ Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Đó là lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam và các sở điện lực địa phương đảm bảo xây lắp vận hành các nhà máy điện, hệ thống truyền tải và cung cấp điện năng đến từng hộ tiêu thụ.
+ Chế tạo vật tư, thiết bị điện.
Đây là hoạt động của các ngành doanh nghiệp đảm bảo sản xuất chế tạo các loại máy điện, thiết bị đo lường, bảo vệ, điều khiển những hoạt động rất phong phú tạo nên hệ thống máy sản xuất, dây chuyền tự động và nhằm tự động hoá quá trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
2. Đối tượng của nghề Điện dân dụng bao gồm:
+ Nguồn điện xoay chiều, 1 chiều điện áp thấp dưới 380V.
+ Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ.
+ Các thiết bị điện gia dụng: quạt điện, máy bơm nước, máy giặt....
+ Các khí cụ điện đo lường, điều khiển và bảo vệ.
3. Yêu cầu đối với nghề điện dân dụng.
Để tiến hành các công việc đối với nghề điện dân dụng cần có:
- Tri thức: có trình độ văn hoá hết cấp phổ thông cơ sở, nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện như nguyên lí hoạt động của các thiết bị điện, kiến thức an toàn điện, các quy trình kĩ thuật.....
- Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng,sửa chữa, lắp đặt các thiết bị và mạng điện.
- Sức khoẻ: Có đủ điều kiện về sức khoẻ, không mắc các bệnh về huyết áp, tim phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc,.....

Câu 2: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a) Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người.
Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người tuỳ thuộc vào trị số của dòng điện và loại nguồn một chiều hay xoay chiều.
Sau đây là một số mức độ nguy hiểm của dòng xoay chiều và một chiều đối với cơ thể người.
Dòng điện (mA)
Tác hại đối với cơ thể người


Xoay chiều (50 - 60 Hz)
Một chiều

0,6 - 1,5
Bắt đầu có cảm giác, ngón tay run nhẹ
Không có cảm giác gì

2-3
Ngón tay bị giật mạnh.
Không có cảm giác gì

5 - 10
Bàn tay bị giật mạnh
Ngứa, cảm thấy nóng.

12- 15
Khó rút tay khỏi điện cực, xương bàn tay, cánh tay cảm thấy đau nhiều. Trạng thái này có thể chịu được từ 5 - 10 giây.
Nóng tăng lên.

20 - 25
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tuệ Linh
Dung lượng: 352,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)