De cuong ly 6 kh2
Chia sẻ bởi Lương Quang Khải |
Ngày 14/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: de cuong ly 6 kh2 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK2 MÔN VẬT LÝ 6
NĂM HỌC: 2012-2013
A. LÝ THUYẾT: (8 Điểm)
I. NHẬN BIẾT (5 Điểm)
Câu 1: Ròng rọc có tác dụng gì?
- Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
VD: dùng để kéo các thùng hàng lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…
Câu 2: Chất rắn nở vì nhiệt như thế nào?
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 3: Chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào?
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 4: Chất khí nở vì nhiệt như thế nào?
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 5: So sánh sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, chất lỏng, chất khí?
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Câu 6: Các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
Câu 7: Nhiệt kế là gì? Có mấy loại nhiệt kế?
- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
- Các loại nhiệt kế: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế.
Câu 8: Sự nóng chảy là gì ? Đặc điểm của sự nóng chảy ?
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. Câu 9: Sự đông đặc là gì? Đặc điểm của sự đông đặc?
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó.
- Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
II. THÔNG HIỂU: (3 Điểm)
Câu 10: Hãy nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế? Hãy kể tên các loại nhiệt kế thường gặp trong đời sống?
- Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.
- Cấu tạo: Bầu đựng chất lỏng, ống, thang chia độ.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…
Câu 11: Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc những yếu tố nào ?
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG: (2 Điểm)
1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
- Khi đung nóng, khâu nở ra, dễ lắp vào cán
- Khi khâu nguội đi, khâu co lại, xiết chặt vào cán
2. Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray xe lửa người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 thanh ray?
- Chỗ tiếp nối hai đầu đường ray có để một khe hở. Khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
3. Hai đầu cầu của một số cầu thép đặt trên hai gối đỡ . Tại sao có một gối đỡ phải đặt trên các con lăn?
- Gối đỡ của một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
4. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào trong nước nóng sẽ phồng lên trở lại?
- Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
5. Bỏ vài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Quang Khải
Dung lượng: 10,23KB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)