Đề cương Lịch sử 4, cuối học kì II

Chia sẻ bởi Phạm Huy Chương | Ngày 09/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Lịch sử 4, cuối học kì II thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
Môn : Lịch sử Lớp 4
Năm học: 2016 – 2017

Câu 1  Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương.
Trả lời: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo, đánh tan quân Nam Hán năm 938 và việc Ngô Quyền xưng Vương năm 939, đóng đô tại Cổ Loa đã chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Câu 2 Hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
Trả lời: Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, bị chia cắt thành 12 vùng đánh chiếm lẫn nhau. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước.
Câu 3  Hãy nêu quá trình nhà Trần được thành lập:
Trả lời: Nhà Lý suy yếu đã dựa vào họ Trần để chống đỡ. Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng, đầu năm 1266 nhà Trần thành lập.
Câu 4:   Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần:
Trả lời:   Từ giữa thế kỉ thứ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đọa. Những kẻ có quyền thế vơ vét của cải của nhân dân làm giàu. Cuộc sống nhân dân cơ cực. Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa.
Câu 5:   Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược:
Trả lời:  - Do Hồ Quí Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 6:  Tại sao nghĩa quân Lam Sơn chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
Trả lời:  -Vì Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm rất thuận lợi để bố trí trận địa mai phục.
Câu 7: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
    Trả lời: Chiến thắng Chi Lăng góp phần quyết định thẵng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 8: Quân Lê Lợi đã dùng mưu gì  để diệt giặc?
Trả lời: - Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Câu 9. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
Trả lời: Để khuyến khích việc học tập nhà Hậu Lê đã đặt ra lễ Xứng danh; lễ Vinh quy và khắc tên người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. Ngoài ra theo định kì có kiểm tra trình độ của các quan lại để các quan thường xuyên học tập.
Câu 10. Bộ luật Hồng Đức gồm những nội dung nào?
Trả lời: Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là: Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại địa chủ, bảo vệ quyền lợi quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 11: Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt?
Trả lời: - Vào đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt vì: chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến đã cấu xé lẫn nhau để tranh giành ngai vàng.
Câu 12. Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra những hậu quả gì?
Trả lời: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho đất nước bị chia cắt, nhân dân lao động cực khổ, đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, vợ phải xa chồng, con không thấy bố…hơn 200 năm bị chia cắt loạn lạc đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế.
Câu 13:   Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong diễn ra như thế nào?
Trả lời: - Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang, lập ấp. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang. Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào nam từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa, đến nam trung bộ, Tây Nguyên, đoàn người cứ tiếp tục đi sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới đến đó
Câu 14. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Chương
Dung lượng: 64,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)