DE CUONG LICH SU
Chia sẻ bởi Trương Thị Hồng Thắm |
Ngày 09/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: DE CUONG LICH SU thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LỊCH SỬ - LỚP 4
I/ Bài 1: Nước Văn Lang
* Câu 1: Thời gian ra đời của Nhà nước Văn Lang: Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. * Câu 2: Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: - Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. - Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. - Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,...
* Câu 3: Các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu,… * Câu 4: Những tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,…
II/Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
* Câu 5: Nguyên nhân khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Do căm thù quân xâm lược và chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết hại .
* Câu 6: Diễn biến Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa,... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
* Câu 7: Kết quả khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Không đầy một tháng, cuộc khởi nhĩa đã thành công.
* Câu 8: Ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
III/ Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
* Câu 12 Nguyên nhân nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất:
Lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta. Lê Hoàn lên ngôi (Lê Đại Hành) lập ra nhà Lê. Nhà Lê thay nhà Đinh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
* Câu 13 Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông lên ngôi vua là hợp với yêu cầu của đất nước và lòng dân. Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
* Câu 14: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất: Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc .
IV/ Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
* Câu 15: Những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: Đây là vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ , nhân dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. * Câu 13: Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
* Câu 14: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long năm 1010, nay là thủ đô Hà Nội.
V/ Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
* Câu 15: Những sự kiện chứng tỏ quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần:
- Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
- Ở điện Diên Hồng, vua hỏi nên đánh hay nên hòa các bô lão đều đồng thanh hô: “Đánh”
- Trong Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”
- Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
* Câu 16: Nhờ đâu mà cả 3 lần quân dân nhà Trần đều chiến thắng quân Mông – Nguyên?
Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta ba lần. Cả ba lần, vua tôi nhà Trần đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược.
* Câu 17: Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo thể hiện ở việc: Khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và
I/ Bài 1: Nước Văn Lang
* Câu 1: Thời gian ra đời của Nhà nước Văn Lang: Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. * Câu 2: Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: - Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. - Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. - Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,...
* Câu 3: Các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu,… * Câu 4: Những tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,…
II/Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
* Câu 5: Nguyên nhân khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Do căm thù quân xâm lược và chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết hại .
* Câu 6: Diễn biến Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa,... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
* Câu 7: Kết quả khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Không đầy một tháng, cuộc khởi nhĩa đã thành công.
* Câu 8: Ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
III/ Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
* Câu 12 Nguyên nhân nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất:
Lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta. Lê Hoàn lên ngôi (Lê Đại Hành) lập ra nhà Lê. Nhà Lê thay nhà Đinh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
* Câu 13 Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông lên ngôi vua là hợp với yêu cầu của đất nước và lòng dân. Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
* Câu 14: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất: Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc .
IV/ Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
* Câu 15: Những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: Đây là vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ , nhân dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. * Câu 13: Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
* Câu 14: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long năm 1010, nay là thủ đô Hà Nội.
V/ Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
* Câu 15: Những sự kiện chứng tỏ quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần:
- Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
- Ở điện Diên Hồng, vua hỏi nên đánh hay nên hòa các bô lão đều đồng thanh hô: “Đánh”
- Trong Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”
- Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
* Câu 16: Nhờ đâu mà cả 3 lần quân dân nhà Trần đều chiến thắng quân Mông – Nguyên?
Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta ba lần. Cả ba lần, vua tôi nhà Trần đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược.
* Câu 17: Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo thể hiện ở việc: Khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thị Hồng Thắm
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)