Đề cương kiểm tra địa lý lớp 8 lớp 8C

Chia sẻ bởi Lê Thị Ngọc | Ngày 17/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đề cương kiểm tra địa lý lớp 8 lớp 8C thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ KIỂM TRA MỘT TIẾT LỚP 8C
Câu 1: Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?
- Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Ký, sơn nguyên I ran tập trung ở phía Đông Bắc.
- Phía Tây Nam là sơn nguyên A rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A rap.
- Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ nằm ở giữa hai khu vực trên.
Câu 2: Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
* Điều kiện tự nhiên:
- Diện tích đồng bằng ít, nhiều núi, sơn nguyên và cao nguyên.
- Khí hậu khô hạn, thảo nguyên khô hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn.
- Sông ngòi kém phát triển, cảnh quan.
* Kinh tế, chính trị xã hội:
- Tình hình chính trị- xã hội chưa ổn định do nhiều cuộc xung đột, tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, dân tộc trong và ngoài khu vực, còn nhiều mâu thuẫn về lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc..
- Trình độ công nghiệp hóa còn thấp và sự lũng đoạn của nước ngoài (Chủ yếu là các nước phương Tây)
Câu 3: Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào?
- Sản lượng lúa gạo của toàn bộ châu lục rất cao, chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo toàn thế giới.
- Hai nước có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay còn trở thành các nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
Câu 4: Dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành những nước có thu nhập cao ( trả lời luôn)
Câu 5: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền.
* Có ba miền địa hình khác nhau:
- Phía Bắc: Hệ thống núi Hi ma lay a cao đồ sộ nhất thế giới, chạy theo hướng tây bắc – đông nam, dài gần 2600km, là ranh giới khí hậu giữa hai khu vực Nam Á và Trung Á, có cảnh quan núi cao rất độc đáo.
- Phía Nam: Sơn nguyên Đê can tương đối thấp và bằng phẳng, hai rìa phía Tây và phía Đông là hai dãy núi (Gát Tây và Gát Đông) và hai dải đồng bằng ven biển hẹp.
- Ở giữa: Đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn là nhìn chung là bằng phẳng, trải dài hơn 3000 km tử bờ biển Ả Rập phía tây đến vịnh Ben-gan ở phía đông.
Câu 6: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
- Dãy núi Himalaya đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn Nam, lượng mưa trung bình 2000-3000 mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn , lượng mưa trung bình dưới 100 mm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn Hằng nằm giữa khu vực Himalaya và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng Tây Bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chình vì vậy, ở Sê-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía Tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Câu 7: Giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
+ Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Khu vực đồng bằng sông Hằng, sông Ấn và các đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nên tập trung đông dân cư. Ngược lại các khu vực sơn nguyên, miền núi và hoang mạc khí hậu khô hạn, đất đai để sản xuất hạn chế, địa hình đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt.
+ Do điều kiện về kinh tế xã hội: Dân cư thường tập trung đông đúc ở các khu vực có sự tiện lợi về giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật,… ở các cảng biển, các khu đô thị, trung tâm công nghiệp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Ngọc
Dung lượng: 20,32KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)