Đề cương hóa 8 năm học 2012 - 2013

Chia sẻ bởi Trường Thcs Lý Thường Kiệt | Ngày 17/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề cương hóa 8 năm học 2012 - 2013 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT.
ĐỀ CƯƠNG HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2012 – 2013
I/ Lý thuyết:
Câu 1: Trình bày tính chất của oxi ?
Câu 2: Oxit ? Cách gọi tên oxi ? Phân loại oxit ? Ví dụ ?
Câu 3: Nêu thành phần của không khí ?
Câu 4: Trình bày tính chất của hiđro ?
Câu 5: Kể tên các hóa chất có thể dùng để điều chế hiđro, oxi trong phòng thí nghiệm ? Viết phương trình phản ứng hóa học ?
Câu 6: Phân biệt phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng oxi hóa khử ? Cho ví dụ ?
Câu 7: Khái niệm axit, bazơ, muối ? Ví dụ ?
Câu 8: Phân loại axit, bazơ, muối ? Ví dụ ?
Câu 9: Cách gọi tên axit, bazơ, muối ? Ví dụ ?
Câu 10: Khái niệm dung dịch, dung môi, chất tan ? Ví dụ ?
Câu 11: Độ tan của một chất trong nước là gì ?
Câu 12: Nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch là gì ?

II/ Bài tập:
Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào đã học ?
a/ KClO3  KCl + O2
b/ ……. + O2  H2O.
c/ Fe2O3 + ………. ( Al2O3 + Fe
d/ Fe3O4 + ……. ( Fe + CO2.
e/ Fe + ……..  Fe3O4
g/ P2O5 + …….. - - -> H3PO4
h/ KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + ……..
i/ H2O + ………. ---> H2SO4.
k/ CaCO3  ……… + CO2
l/ Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + ………
m/ Fe + 2HCl ( FeCl2 + ……….
n/ Al + O2  ...........
o/ Zn + HCl  ................... + .......................
Bài tập 2: hoàn thành chuỗi phản ứng cho các chuyển đổi sau:
a/
P2O5 H3PO4
KClO3 O2 Na2O NaOH
H2O H2 H2O KOH
b/
KMnO4 KOH
H2O O2 Fe3O4 Fe H2 H2O H2SO4
KClO3
Bài tập 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong các lô mất nhãn sau:
a/ H2O, HCl, KOH. b/ CaO, P2O5
c/ KOH, NaCl, HCl. d/ Ca(OH)2, HCl, Na2SO4.
e/ H2SO4, NaOH, H2O.
Bài tập 4: Cho 26 gam kẽm tác dụng với một lượng dư dung dịch axit clohiđric.
a/ Tính thể tích khí hiđrô thu được (đktc).
b/ Tính khối lượng kẽm clorua khan thu được.
c/ Dùng lượng khí hođro sinh ra ở phản ứng trên để khử 64 gam CuO ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng đồng thu được.
Bài tập 5: Cho 22,4g sắt tác dụng với một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng:
a)Viết phương trình hoá học .
b)Tính thể tích khí hiđrô sinh ra ở đktc
c)Tính khối lượng muối FeSO4 khan thu được.
d/ Dùng toàn bộ thể tích khí hiđro trên để khử 160 gam CuO ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng Cu thu được.
Bài tập 6: Gọi tên và phân loại các hợp chất sau:
CuO, CaO, H2SO3, CaCO3, HNO3, P2O5, NaHCO3, KOH, Fe(OH)3, Fe2O3, ZnSO4, NaH2PO4, H2S, ZnCl2, Al2O3, HCl, MgO, H3PO4
Bài tập 7: Ghi lại phương trình phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả dưới đây:
a/ Đốt cháy lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạo ra chất khí có mùi hắc là khí sunfurơ.
b/ Dưới tác dụng của dòng điện nước bị phân hủy sinh ra khí hiđro và khí oxi.
c/ Khi nung nóng trong lò, đá vôi (CaCO3) bị phân hủy sinh ra vôi sống (CaO) và khí cacbonic.
d/ Đốt cháy sắt trong lọ chứa khí oxi sinh ra các hạt màu nâu là oxit sắt từ (Fe3O4).
Bài tập 8: Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau:
a/ Hòa tan 50 gam NaCl vào nước thu được 750 gam dung dịch.
b/ Hòa tan 20 gam NaOH vào 180 gam nước.
Bài tập 9: Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi:
a/ Hòa tan 3 mol H2SO4 vào nước thu được 12 lít dung dịch H2SO4.
b/ Hòa tan 60 gam NaOH vào nước thu được 500 ml dung dịch.
Bài tập 10: Khử hoàn toàn 32g CuO bằng khí hiđrô ở nhiệt độ cao.
a/ Viết các PTPƯ?
b/ Tinh thể tích khí hiđro (đktc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)