De cuong hoa 8 ca nam
Chia sẻ bởi Trần Xuân Giảng |
Ngày 17/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: De cuong hoa 8 ca nam thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Chương 1. Nguyên tử- Phân tử
(1. Chất
Tóm tắt kiến thức
1. Vật thể và chất:
Thế giới xung quanh ta là thế giới vật chất. Ta thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật. Thông thường mỗi vật thể được tạo nên nhiều chất; ví dụ: xe đạp chế tạo từ sắt, nhôm, cao su... Mặt khác mỗi chất có thể làm nhiều vật thể khác nhau; ví dụ nhôm có thể làm ra soong, nồi ấm đun...
2. Tính chất của chất:
Mỗi chất có một số đặc điểm nhờ đó ta nhận ra chất đó hoặc phân biệt nó với chất khác, những đặc điểm này được giọ là tính chất cảu chất. Ví dụ: nước là chất lỏng, không màu, không mùi, sôi ở 1000C...
Câu hỏi và bài tập
1.1
Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong các ý sau:
Phần lớn soong, nồi, ấm đun đều bằng nhôm.
Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa.
Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic
Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác.
Trả lời:
Các từ chỉ vật thể
Soong, nồi, ấm đun.
Lưỡi dao, cán dao
Không khí
Nước biển
Các từ chỉ vật chất
Nhôm
Sắt, nhựa
Oxi, nitơ, khí cacbonic
Nước, muối, chất khác
1.2
Hãy cho ví dụ về:
Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.
Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.
Trả lời:
Bút máy: ngòi bút bằng kim loại; thân bút bằng nhựa; ruột bút bằng cao su; nắp bút bằng kim loại.
Thuỷ tinh: dùng làm chai lọ; kính; bóng đèn...
Chất dẻo: áo mưa; dép; đồ chơi...
1.3
Hãy nêu những biểu hiện được coi là tính chất của chất. Em biết những tính chất gì của muối ăn, của đường? Thử so sánh một vài điểm giống nhau và khác nhau về tính chất giữa đường và muối ăn.
Trả lời:
Một số biểu hiện được coi là tính chất của chất: thể (rắn, lỏng, hơi), màu, mùi, vị tính dẫn nhiệt, tính cháy được...
Một số tính chất của muối ăn: chất rắn, không mùi, tan trong nước, vị mặn...
Một số tính chất của đường : chất rắn, không mùi, tan trong nước, vị ngọt...
Muối ăn và đường có một số tính chất giống nhau: đều là chất rắn, không mùi, tan trong nước...
Khác nhau: muối vị mặn, đường có vị ngọt
1.4
Em hãy cho biết thế nào là tính chất vật lí, tính chất hoá học? Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Những tính chất như: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi, vị, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy... được gọi là tính chất vật lí. Ví dụ muối ăn có những tính chất vật lí: thể rắn, vị mặn, màu trắng...
Những tính chất như tính cháy được cũng như những tính chất gắn liền với sự biến đổi chất này thành chất khác được gọi là tính chất hoá học. Ví dụ than có tính cháy được, khi cháy than sinh ra khí cacbonic.
1.5
Căn cứ vào những tính chất nào mà:
Đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điện còn cao su, nhựa dùng làm vỏ dây đ
(1. Chất
Tóm tắt kiến thức
1. Vật thể và chất:
Thế giới xung quanh ta là thế giới vật chất. Ta thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật. Thông thường mỗi vật thể được tạo nên nhiều chất; ví dụ: xe đạp chế tạo từ sắt, nhôm, cao su... Mặt khác mỗi chất có thể làm nhiều vật thể khác nhau; ví dụ nhôm có thể làm ra soong, nồi ấm đun...
2. Tính chất của chất:
Mỗi chất có một số đặc điểm nhờ đó ta nhận ra chất đó hoặc phân biệt nó với chất khác, những đặc điểm này được giọ là tính chất cảu chất. Ví dụ: nước là chất lỏng, không màu, không mùi, sôi ở 1000C...
Câu hỏi và bài tập
1.1
Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong các ý sau:
Phần lớn soong, nồi, ấm đun đều bằng nhôm.
Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa.
Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic
Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác.
Trả lời:
Các từ chỉ vật thể
Soong, nồi, ấm đun.
Lưỡi dao, cán dao
Không khí
Nước biển
Các từ chỉ vật chất
Nhôm
Sắt, nhựa
Oxi, nitơ, khí cacbonic
Nước, muối, chất khác
1.2
Hãy cho ví dụ về:
Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.
Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.
Trả lời:
Bút máy: ngòi bút bằng kim loại; thân bút bằng nhựa; ruột bút bằng cao su; nắp bút bằng kim loại.
Thuỷ tinh: dùng làm chai lọ; kính; bóng đèn...
Chất dẻo: áo mưa; dép; đồ chơi...
1.3
Hãy nêu những biểu hiện được coi là tính chất của chất. Em biết những tính chất gì của muối ăn, của đường? Thử so sánh một vài điểm giống nhau và khác nhau về tính chất giữa đường và muối ăn.
Trả lời:
Một số biểu hiện được coi là tính chất của chất: thể (rắn, lỏng, hơi), màu, mùi, vị tính dẫn nhiệt, tính cháy được...
Một số tính chất của muối ăn: chất rắn, không mùi, tan trong nước, vị mặn...
Một số tính chất của đường : chất rắn, không mùi, tan trong nước, vị ngọt...
Muối ăn và đường có một số tính chất giống nhau: đều là chất rắn, không mùi, tan trong nước...
Khác nhau: muối vị mặn, đường có vị ngọt
1.4
Em hãy cho biết thế nào là tính chất vật lí, tính chất hoá học? Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Những tính chất như: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi, vị, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy... được gọi là tính chất vật lí. Ví dụ muối ăn có những tính chất vật lí: thể rắn, vị mặn, màu trắng...
Những tính chất như tính cháy được cũng như những tính chất gắn liền với sự biến đổi chất này thành chất khác được gọi là tính chất hoá học. Ví dụ than có tính cháy được, khi cháy than sinh ra khí cacbonic.
1.5
Căn cứ vào những tính chất nào mà:
Đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điện còn cao su, nhựa dùng làm vỏ dây đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Xuân Giảng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)