DE CUONG HKII HOA 8

Chia sẻ bởi Trần Anh | Ngày 17/10/2018 | 121

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG HKII HOA 8 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN TÂN THÀNH
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN: HÓA HỌC 8
Năm học 2017-2018
I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Trình bày tính chất hóa học của oxi. Viết phương trình hóa học minh họa.
+ Tác dụng với phi kim
Với lưu huỳnh: S + O2SO2
Với photpho: 4P + 5 O22P2O5
+ Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2Fe3O4
+ Tác dụng với hợp chất: CH4+ 2O2CO2 + 2H2O
Kết luận: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
Câu 2. Trình bày tính chất hóa học của hiđro. Viết phương trình hóa học minh họa.
+ Tác dụng với Oxi: 2H2 + O2 2H2O
Hỗn hợp khí H2 với khí O2 là hỗn hợp nổ, hỗn hợp nổmạnh khi trộn đúng tỉ lệ về thể tích 2: 1
+ Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO + H2 Cu + H2O
Kết luận: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt.
Câu 3. Trình bày tính chất hóa học của nước. Viết phương trình hóa học minh họa.
+ Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O( 2NaOH + H2
+ Tác dụng với một số một số oxit bazơ: CaO + H2O( Ca(OH)2
+ Tác dụng với một số oxit axit: P2O5 + 3H2O( 2H3PO4
Kết luận: Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như K, Na, Ca,...) tạo thành dd bazơ và hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra ddbazơ như KOH, NaOH, Ca(OH)2,...; tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra dd axit.
Câu 4. Nêu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3. Thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.
PTHH: 2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO32KCl + 3O2
Câu 5. Nêu phương pháp điều chếhiđro trong phòng thí nghiệm?
Trong phòng thí nghiệm khí hiđro được điều chế bằng cách cho kim loại như Al, Zn, Fe tác dụng với 1 số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng. Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.
PTHH: Zn + 2HCl ( ZnCl2 + H2
Câu 6. Phân biệt các loại phản ứng: phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế. Với mỗi loại phản ứng, cho ví dụ minh họa.
a) Phản ứng hóa hợp:là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
VD: Zn + S  ZnS;
CaO + CO2( CaCO3
b) Phản ứng phân hủy:là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
VD: 2KClO3 2KCl + 3O2
c) Phản ứng thế: là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
VD: Fe + 2HCl (FeCl2 + H2
Câu 7. Viết công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol dung dịch. Giải thích ý nghĩa các đại lượng có trong công thức.
a) Nồng độ phần trăm :Nồng độ phần trăm ( kí hiệu là C% ) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch .
Công thức tính nồng độ % dung dịch:

- Trong đó : 

 C% là nồng độ phần trăm (%)
m ct : là khối lượng chất tan (g)
m dd : là khối lượng dung dịch (g)

b) Nồng độ mol : - Nồng độ mol ( kí hiệu là CM ) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
- Công thức tính nồng độ mol dung dịch:

- Trong đó : 
   
CM là nồng độ mol (mol/l hay M)
 n : là số mol chất tan (mol)
V : là thể tích dung dịch, [lít (l)]


II
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh
Dung lượng: 59,80KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)