đề cương địa lý 8 học kỳ 2
Chia sẻ bởi Ngô Đức Nhật |
Ngày 17/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: đề cương địa lý 8 học kỳ 2 thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Môn: ĐỊA LÝ 8 (2012 – 2013)
1. Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đông Nam Á . Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó.
Khu vực Đông Nam Á có sự tác đông của hai loại gió mùa : gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông . Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất.
Gió mùa mùa hạ có đặc điểm nóng,ẩm,mang mưa nhiều cho khu vực.
Gió mùa mùa đông có đặc điểm khô lạnh nên ít gây mưa.
Sự khác nhau này là do :
Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam , vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm, mang lượng mưa lớn.
- Gió mùa mùa đông lại xuất phát từ cao áp Xi-bia lạnh giá, thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn( qua lục địa ) nên lạnh và khô.
2. Trình bày những đặc điểm dân cư của các nước Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có những thuận lợi , khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế- xã hội?
a. Đặc điểm dân cư
- Là một khu vực có dân số đông (14,2% dân số châu Á, với hơn 536 triệu dân).
- Dân số vẫn còn tăng nhanh( Mức giatăng tự nhiên hằng năm cao hơn mức bình quân của thế giới và của châu Á ( khoảng 1,5%/năm )): Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ ( ở Đông Nam Á lục địa) và các đồng bằng ven biển ( ở Đông Nam Á biển đảo ) .Mật độ dân số cao ( gấp 2 lần mức bình quân thế giới).
- Sự chênh lệch dân số giữa các nước rất cao ( In-đô-nê-xi-a 225 triệu người, Phi-líp-pin 88 triệu người, trongkhi Bru-nây chỉ độ 0,4 triệu người, Đông Ti-mo với 0,8 triệu người).
b. Những khó khăn, thuân lợi.
- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Dân số tăng nhanh gây sức ép lên phát triển kinh tế-xã hội , đặc biệt viêc giải quyết việc làm có nhiều khó khăn.
- Dân cư phân bố không đều gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng hợp lý lao động và tài nguyên.
.. 3. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội
Thuận lợi
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước để phát triển kinh tế(giao thông, buôn bán , du lịch).
- Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế ( Đánh bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch…)
- Nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú, đa dạng.
- Nằm hoàn toàn trong một múi giờ nên việc quản lý được thuận tiện
b .Khó khăn
- Lãnh thổ hẹp bề ngang,lại bị kéo dài gần 15 độ vỹ tuyến nên việc lưu thông bắc nam khó khăn..
- Đường biên giới dài, viêc đảm bảo an ninh quốc phòng có khó khăn.
- Nằm trong vùng hay bị thiên tai.
4. Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?
a. Thuận lợi
- Giàu có về tài nguyên sinh vật biển: thuân lợi cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biên hải sản phát triển.
- Có nhiều bải tắm,đảo , vịnh… có phong cảnh đẹp tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
- Có nhiều khoáng sản ( dầu khí,titan, cát trắng muối biển…) giúp cho công nghiệp phát triển, có thêm hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư.
- Có nhiều vũng vịnh thuận tiện để xây dựng cảng phát triển ngành đường biển.
b. Khó khăn
- Trên Biển Đông thường có bão, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới… gây trở ngại cho các hoạt động.
- Viêc khai
Môn: ĐỊA LÝ 8 (2012 – 2013)
1. Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đông Nam Á . Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó.
Khu vực Đông Nam Á có sự tác đông của hai loại gió mùa : gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông . Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất.
Gió mùa mùa hạ có đặc điểm nóng,ẩm,mang mưa nhiều cho khu vực.
Gió mùa mùa đông có đặc điểm khô lạnh nên ít gây mưa.
Sự khác nhau này là do :
Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam , vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm, mang lượng mưa lớn.
- Gió mùa mùa đông lại xuất phát từ cao áp Xi-bia lạnh giá, thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn( qua lục địa ) nên lạnh và khô.
2. Trình bày những đặc điểm dân cư của các nước Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có những thuận lợi , khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế- xã hội?
a. Đặc điểm dân cư
- Là một khu vực có dân số đông (14,2% dân số châu Á, với hơn 536 triệu dân).
- Dân số vẫn còn tăng nhanh( Mức giatăng tự nhiên hằng năm cao hơn mức bình quân của thế giới và của châu Á ( khoảng 1,5%/năm )): Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ ( ở Đông Nam Á lục địa) và các đồng bằng ven biển ( ở Đông Nam Á biển đảo ) .Mật độ dân số cao ( gấp 2 lần mức bình quân thế giới).
- Sự chênh lệch dân số giữa các nước rất cao ( In-đô-nê-xi-a 225 triệu người, Phi-líp-pin 88 triệu người, trongkhi Bru-nây chỉ độ 0,4 triệu người, Đông Ti-mo với 0,8 triệu người).
b. Những khó khăn, thuân lợi.
- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Dân số tăng nhanh gây sức ép lên phát triển kinh tế-xã hội , đặc biệt viêc giải quyết việc làm có nhiều khó khăn.
- Dân cư phân bố không đều gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng hợp lý lao động và tài nguyên.
.. 3. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội
Thuận lợi
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước để phát triển kinh tế(giao thông, buôn bán , du lịch).
- Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế ( Đánh bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch…)
- Nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú, đa dạng.
- Nằm hoàn toàn trong một múi giờ nên việc quản lý được thuận tiện
b .Khó khăn
- Lãnh thổ hẹp bề ngang,lại bị kéo dài gần 15 độ vỹ tuyến nên việc lưu thông bắc nam khó khăn..
- Đường biên giới dài, viêc đảm bảo an ninh quốc phòng có khó khăn.
- Nằm trong vùng hay bị thiên tai.
4. Vùng biển nước ta có những đặc điểm gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội?
a. Thuận lợi
- Giàu có về tài nguyên sinh vật biển: thuân lợi cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biên hải sản phát triển.
- Có nhiều bải tắm,đảo , vịnh… có phong cảnh đẹp tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
- Có nhiều khoáng sản ( dầu khí,titan, cát trắng muối biển…) giúp cho công nghiệp phát triển, có thêm hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư.
- Có nhiều vũng vịnh thuận tiện để xây dựng cảng phát triển ngành đường biển.
b. Khó khăn
- Trên Biển Đông thường có bão, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới… gây trở ngại cho các hoạt động.
- Viêc khai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Đức Nhật
Dung lượng: 93,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)