Đề cương chi tiết ôn tập học kì 1 - Sinh 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Dũng |
Ngày 15/10/2018 |
66
Chia sẻ tài liệu: Đề cương chi tiết ôn tập học kì 1 - Sinh 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2015 – 2016
♥♥♦♦♦♥♥♥
PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương 1
Câu 1: Khái niệm di truyền, biến dị, di truyền học? ý nghĩa của di truyền học?
* Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
* Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, cùng gắn liền với quá trình sinh sản.
* Di truyền học: Là ngành khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền và biến dị.
Nội dung: Gồm các lĩnh vực: Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
* Ý nghĩa của di truyền học:
+ Di truyền học là một ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại.
+ Hiện nay di truyền học đang phát triển mạnh và đạt được những thành tựu to lớn.
+ Ví dụ: Trong khoa học chọn giống: giúp nâng cao sản lượng nông nghiệp, ...
Trong y học: Phòng chống các bệnh di truyền, chữa trị các bệnh hiểm nghèo, ...
Trong công nghệ sinh học hiện đại: nâng cao cuộc sống của người dân, ...
Câu 2: Phân biệt phép lai phân tích và phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen?
Phương pháp phân tích các thế hệ lai
Phép lai phân tích
Nội dung
+ Lai các bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một hoặc một số cặp tính trang tương phản. Sau đó theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể trội mang lai có kiểu gen dị hợp.
Mục đích
Là phương pháp khoa học nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền.
Là phép lai để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp (thuần chủng hay không thuần chủng)
P: AA x aa ( F1: 100 %Aa
P: Aa x aa ( F1: 1Aa : 1aa
Ý nghĩa
Dùng để phát hiện ra quy luật di truyền.
Dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống.
* Những thuận lợi khi Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu:
- Thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn.
- Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen.
- Có khả năng tự thụ phấn cao độ, do vậy tránh được sự tạp giao trong lai giống, nhờ đó đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai.
Câu 3: Các khái niệm, thuật ngữ của di truyền học:
* Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
VD: Ở đậu Hà Lan có các tính trạng: thân cao, hạt vàng, vỏ trơn, quả lục, hoa đỏ, ...
* Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng.
VD:
Loại tính trạng
Cặp tính trạng tương phản
Chiều cao cây
thân cao và thân thấp
Hình dạng vỏ hạt
Hạt trơn và hạt nhăn
Màu sắc hạt
Hạt vàng và hạt xanh
Màu sắc hoa
Hoa đỏ và hoa trắng
Màu sắc quả
Quả lục và quả vàng
* Giống thuần chủng:
Là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình.
Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước. (trên thực tế chỉ nói đến sự thuần chủng về một vài tính trạng nghiên cứu).
* Gen (nhân tố di truyền): Là một đoạn của phân tử ADN gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nucleotit, có trình tự xác định, có chức năng di truyền nhất định, quy định tính trạng của sinh vật.
Gen được kí hiệu bằng các chữ cái, chữ cái in hoa chỉ gen trội, chữ cái thường chỉ gen lặn.
VD: Gen A quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính trạng hạt xanh.
* Lai một cặp tính trạng: Là phép lai giữa cơ thể bố mẹ mang kiểu hình khác nhau (thậm chí
NĂM HỌC: 2015 – 2016
♥♥♦♦♦♥♥♥
PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương 1
Câu 1: Khái niệm di truyền, biến dị, di truyền học? ý nghĩa của di truyền học?
* Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
* Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, cùng gắn liền với quá trình sinh sản.
* Di truyền học: Là ngành khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền và biến dị.
Nội dung: Gồm các lĩnh vực: Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
* Ý nghĩa của di truyền học:
+ Di truyền học là một ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại.
+ Hiện nay di truyền học đang phát triển mạnh và đạt được những thành tựu to lớn.
+ Ví dụ: Trong khoa học chọn giống: giúp nâng cao sản lượng nông nghiệp, ...
Trong y học: Phòng chống các bệnh di truyền, chữa trị các bệnh hiểm nghèo, ...
Trong công nghệ sinh học hiện đại: nâng cao cuộc sống của người dân, ...
Câu 2: Phân biệt phép lai phân tích và phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen?
Phương pháp phân tích các thế hệ lai
Phép lai phân tích
Nội dung
+ Lai các bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một hoặc một số cặp tính trang tương phản. Sau đó theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể trội mang lai có kiểu gen dị hợp.
Mục đích
Là phương pháp khoa học nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền.
Là phép lai để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp (thuần chủng hay không thuần chủng)
P: AA x aa ( F1: 100 %Aa
P: Aa x aa ( F1: 1Aa : 1aa
Ý nghĩa
Dùng để phát hiện ra quy luật di truyền.
Dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống.
* Những thuận lợi khi Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu:
- Thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn.
- Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen.
- Có khả năng tự thụ phấn cao độ, do vậy tránh được sự tạp giao trong lai giống, nhờ đó đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai.
Câu 3: Các khái niệm, thuật ngữ của di truyền học:
* Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
VD: Ở đậu Hà Lan có các tính trạng: thân cao, hạt vàng, vỏ trơn, quả lục, hoa đỏ, ...
* Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng.
VD:
Loại tính trạng
Cặp tính trạng tương phản
Chiều cao cây
thân cao và thân thấp
Hình dạng vỏ hạt
Hạt trơn và hạt nhăn
Màu sắc hạt
Hạt vàng và hạt xanh
Màu sắc hoa
Hoa đỏ và hoa trắng
Màu sắc quả
Quả lục và quả vàng
* Giống thuần chủng:
Là dòng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình.
Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước. (trên thực tế chỉ nói đến sự thuần chủng về một vài tính trạng nghiên cứu).
* Gen (nhân tố di truyền): Là một đoạn của phân tử ADN gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nucleotit, có trình tự xác định, có chức năng di truyền nhất định, quy định tính trạng của sinh vật.
Gen được kí hiệu bằng các chữ cái, chữ cái in hoa chỉ gen trội, chữ cái thường chỉ gen lặn.
VD: Gen A quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính trạng hạt xanh.
* Lai một cặp tính trạng: Là phép lai giữa cơ thể bố mẹ mang kiểu hình khác nhau (thậm chí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Việt Dũng
Dung lượng: 873,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)