De cuong
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Ngày 17/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: de cuong thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều loài chim và động vật sinh sống?
* Thực vật không thể tồn tại. Chim cánh cụt, hải caacu, hải báo và các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo, dựa vào nguồn tôm, cá và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh. Cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực trước kia có rất nhiều, nhưng do con người đánh bắt quá mức nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Câu 2: Nguyên nhân khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là " thiên đàng xanh " của Thái Bình Dương?
* Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phất triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành nhưng " thiên đàng xanh " giữa Thái Bình Dương.
Câu 5: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?
* Phần lớn diện tích của lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc. Ô-xtrây-li-a nguyên là một phần lục địa Nam Cực, được tách ra và trôi dạt về phía xích đạo.
Câu 6: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu-di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.
* Kinh tế của các nước châu Đại Dương phất triển không đồng đều. Ô-xtrây-li-a và Niu-di-len là hai nước có nền kinh tế phất triển hơn cả; tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhưng hai nước này lại nởi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,....; các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm.... rất phát triển.
* Các quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản ( phốt phát, đầu mỏ, than,....), nông sản( cùi dừa khô, ca cao,....), hải sản( cá ngừ, ngọc trai,.....), gỗ. Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
Câu 7: Trình bày khái quát tự nhiên châu Âu.
* Diện tích: Thuộc một phần lục địa Á - Âu, diện tích chỉ chiếm trên 10 triệu km2.
* Vị trí: Nằm giữa vĩ tuyến 36 độ Bắc và 71 độ Bắc, châu Âu có ba mặt giáp biển và đại dương. Bờ biển dài 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.
* Địa hình: có ba dạng địa hình: đồng bằng, núi già, núi trẻ.
+) Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.
+) Núi già ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.
+) Núi trẻ ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu.
* Khí hậu: Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ có một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực là có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
* Sông ngòi: Sông ngòi châu âu có lượng nước dồi dào. Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông. Các sông quan trọng Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga. Nhiều sông ở châu Âu được nối với nhau bởi các kênh đào , tạo thành một hệ thống đường thủy dày đặc.
* Thực vật: Thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.Vùng ven biểm Tây Âu phổ biến là rừng cây lá rộng. Vào sâu lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho rừng lá kim. Ở phía đông nam, rừng được thay thế bằng thảo nguyên. Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng...
Câu 8: Trình bày các môi trường tự nhiên của châu âu.
a) Môi trường ôn đới hải dương:
* Các nước vùng ven biển Tây Âu Như Anh, Ai-len, Pháp,.... có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ trên 0 độ C. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn( khoảng 800 - 1000 mm/năm), có nhiều sương mù
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Dung lượng: 60,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)