ĐỀ CHỌN HSG SINH 9

Chia sẻ bởi Lục Nhất Phong | Ngày 15/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CHỌN HSG SINH 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH
MÔN SINH HỌC 9 - LẦN 3
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,5 điểm)
1. Có thể sử dụng phép lai phân tích về hai cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa?
2. Kết quả thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết trên đối tượng ruồi giấm như thế nào? Tại sao Moocgan lại cho rằng các gen quy định tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh ở ruồi giấm di truyền liên kết?
Câu 2 (2,5 điểm):
Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp NST tương đồng. Gen B có chiều dài 5100 A0 và có hiệu A – G = 20%. Gen b có 150 chu kỳ và có hiệu số T – G = 300 (nu).
a. Tính số nucleotit mỗi loại của cặp gen Bb?
b. Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại cho hai gen nhân đôi?
Câu 3 (3,5 điểm):
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của ADN và ARN?
2. Cho biết tỷ lệ % số nucleotit trong bộ gen của các loài như sau:
Loài I
A = 21%
G = 29%
T = 21%
X = 29%
U = 0%

Loài II
A = 21%
G = 23%
T = 29%
X = 27%
U = 0%

Loài III
A = 21%
G = 29%
T = 0%
X = 24%
U = 26%

Hãy rút ra nhận xét về cấu trúc các axit nucleic của những loài sinh vật trên?
3. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với cơ thể?
Câu 4 (4 điểm):
1. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thể hệ tế bào và cơ thể?
2. Có một tế bào sinh dưỡng của gà (2n= 78) nguyên phân một số lần liên tiếp.
Trong tất cả các tế bào con được tạo ra khi kết thúc nguyên phân người ta đếm được có tất cả 2496 NST. Hãy xác định số NST cùng trạng thái và số Crômatit có trong các tế bào vào lần nguyên phân cuối cùng ở mỗi kỳ sau đây:
a. Kì trung gian b. Kì trước c. Kì giữa d. Kì sau
3. Giả sử có một tế bào có 3 cặp nhiễm sắc thể, ký hiệu AaBbDD tham gia giảm phân. Hãy viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của các tế bào con sau khi kết thúc lần phân bào I, lần phân bào II.
Biết rằng không có đột biến xảy ra, giảm phân bình thường.
Câu 5 (4,0 điểm):
1. Ở người, bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của trẻ mắc bệnh Đao có gì khác với trẻ bình thường? Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao?
2. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?
3. Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu nào? Cách nhận biết đó có chính xác hay không? Vì sao?
Câu 6 (3,0 điểm):
Ở một loai thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen thì thu được F2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa đỏ. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.

-------------------- Hết ---------------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lục Nhất Phong
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)