De 6
Chia sẻ bởi Đàm Ngọc Lầm |
Ngày 11/10/2018 |
77
Chia sẻ tài liệu: De 6 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT NINH GIANG
----------o0o---------
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2012 - 2013
Môn Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3điểm)
Cho đoạn văn sau :
“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống.”
a. Tìm trong đoạn 1 câu chủ động rồi chuyển đổi thành câu bị động.
b. Tìm trạng ngữ có ở các câu văn trong đoạn và cho biết vai trò của các trạng ngữ đó.
c. Dấu chấm lửng trong câu văn gạch chân có tác dụng gì?
Câu 2 ( 1 điểm)
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
Em hiểu thế nào về là: hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng trong văn chương ?
Câu 3 ( 6 điểm)
Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi là “Học tập tốt, lao động tốt’. Em hãy giải thích lời dạy đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 ( 3 điểm)
a.- Tìm được câu chủ động " Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít ."( 0,5đ)
- Chuyển sang câu bị động : Mùa xuân, bao nhiêu là chim ríu rít được cây gạo gọi đến .( 0,5đ)
b. Tìm được trạng ngữ có ở các câu văn trong đoạn (0,5đ):
“Mùa xuân, cây gạo gọi .... Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng … tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
=> Vai trò của các trạng ngữ đó: xác định thời gian, nơi chốn của sự việc nêu ở trong câu.(0,5đ)
c. Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa đựơc liệt kê hết (1đ)
Câu 2 ( 1 điểm)
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
Học sinh nêu được ý hiểu của mình: hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng trong văn chương tức là: văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống, mọi phương diện, mọi góc cạnh của cuộc sống, những số phận, những kiếp người, mỗi buồn vui, hạnh phúc, các cuộc đấu tranh, lao động, sản xuất... của con người... Đọc văn ta thấy được đời...
Câu 3: (6 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận giải thích.
Có bố cục rành mạch hợp lí đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng giàu cảm xúc
a) Mở bài:
Giới thiệu khái quát về Bác Hồ, trích lời dẫn
b) Thân bài:
* Giải thích được lời dạy: thế nào là học tập tốt?
- Xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn, ...
- Có thái độ học tập (Cần cù, chăm chỉ, vượt khó, kiên trì nhẫn nại.)
- Phương pháp học tập khoa học (Nghe giảng, cách học bài, ghi bài, học thầy, học bạn,...)
- Học hiểu bài, có hiệu quả, vận dụng được những điều được học vào trong cuộc sống
* Giải thích thế nào là lao động tốt?
- Lao động có kĩ luật (Giờ giấc, nội quy, tự giác,….)
- Lao động có kĩ thuật (Sáng tạo)
- Đảm bảo năng suất cao, giúp ích cho cuộc sống…
* Lý giải tại sao thiếu nhi cần học tập tốt, lao động tốt.
+ Đó là hai phẩm chất cần thiết để hoàn thiện nhân cách khi nhỏ và khi trưởng thành.
+ Biết học tập lao động tốt không chỉ giúp ích cho mình mà còn cho gia đình và góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
* Muốn thực hiện lời dạy của Bác Hồ các em thiếu niên nhi đồng cần phải làm gì?
+ Trong học tập phải tự giác, chuyên cần, hăng say
+ Trong lao động biết làm những việc vừa sức: giúp đỡ cha mẹ, tham gia lao động
----------o0o---------
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2012 - 2013
Môn Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3điểm)
Cho đoạn văn sau :
“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống.”
a. Tìm trong đoạn 1 câu chủ động rồi chuyển đổi thành câu bị động.
b. Tìm trạng ngữ có ở các câu văn trong đoạn và cho biết vai trò của các trạng ngữ đó.
c. Dấu chấm lửng trong câu văn gạch chân có tác dụng gì?
Câu 2 ( 1 điểm)
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
Em hiểu thế nào về là: hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng trong văn chương ?
Câu 3 ( 6 điểm)
Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi là “Học tập tốt, lao động tốt’. Em hãy giải thích lời dạy đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 ( 3 điểm)
a.- Tìm được câu chủ động " Mùa xuân , cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít ."( 0,5đ)
- Chuyển sang câu bị động : Mùa xuân, bao nhiêu là chim ríu rít được cây gạo gọi đến .( 0,5đ)
b. Tìm được trạng ngữ có ở các câu văn trong đoạn (0,5đ):
“Mùa xuân, cây gạo gọi .... Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng … tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
=> Vai trò của các trạng ngữ đó: xác định thời gian, nơi chốn của sự việc nêu ở trong câu.(0,5đ)
c. Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa đựơc liệt kê hết (1đ)
Câu 2 ( 1 điểm)
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
Học sinh nêu được ý hiểu của mình: hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng trong văn chương tức là: văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống, mọi phương diện, mọi góc cạnh của cuộc sống, những số phận, những kiếp người, mỗi buồn vui, hạnh phúc, các cuộc đấu tranh, lao động, sản xuất... của con người... Đọc văn ta thấy được đời...
Câu 3: (6 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận giải thích.
Có bố cục rành mạch hợp lí đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng giàu cảm xúc
a) Mở bài:
Giới thiệu khái quát về Bác Hồ, trích lời dẫn
b) Thân bài:
* Giải thích được lời dạy: thế nào là học tập tốt?
- Xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn, ...
- Có thái độ học tập (Cần cù, chăm chỉ, vượt khó, kiên trì nhẫn nại.)
- Phương pháp học tập khoa học (Nghe giảng, cách học bài, ghi bài, học thầy, học bạn,...)
- Học hiểu bài, có hiệu quả, vận dụng được những điều được học vào trong cuộc sống
* Giải thích thế nào là lao động tốt?
- Lao động có kĩ luật (Giờ giấc, nội quy, tự giác,….)
- Lao động có kĩ thuật (Sáng tạo)
- Đảm bảo năng suất cao, giúp ích cho cuộc sống…
* Lý giải tại sao thiếu nhi cần học tập tốt, lao động tốt.
+ Đó là hai phẩm chất cần thiết để hoàn thiện nhân cách khi nhỏ và khi trưởng thành.
+ Biết học tập lao động tốt không chỉ giúp ích cho mình mà còn cho gia đình và góp sức xây dựng quê hương, đất nước.
* Muốn thực hiện lời dạy của Bác Hồ các em thiếu niên nhi đồng cần phải làm gì?
+ Trong học tập phải tự giác, chuyên cần, hăng say
+ Trong lao động biết làm những việc vừa sức: giúp đỡ cha mẹ, tham gia lao động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đàm Ngọc Lầm
Dung lượng: 49,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)