Đề 3 & đáp án NV 7 CK2
Chia sẻ bởi Thân Thị Hoàng Oanh |
Ngày 11/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề 3 & đáp án NV 7 CK2 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1:( 1.0 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt? Chỉ ra các câu đặc biệt trong đoạn văn sau:
“ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.”
Câu 2:( 1.0 điểm)
Thế nào là câu bị động? Hãy chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai cách đã học.
“ Bác nông dân buộc con trâu bên bụi tre.”
Câu 3:( 2.0 điểm)
Ghi lại hai câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó.
Câu 4:( 1.0 điểm)
Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” nói về nội dung gì?
Câu 5:( 5.0 điểm)
Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “Lá lành đùm lá rách.”
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ II
Câu 1:
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.( 0.5 điểm)
- Có hai câu đặc biệt trong đoạn văn: Và lắc ( 0.25 điểm).Và xóc ( 0.25 điểm)
Câu 2:
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động).( 0.5 điểm)
- Hai câu bị động:
+ Con trâu được bác nông dân buộc bên bụi tre.( 0.25 điểm)
+ Con trâu buộc bên bụi tre.( 0.25 điểm)
Câu 3:
- Ghi đúng hai câu tục ngữ theo yêu cầu. (1.0 điểm)
- Nêu ý nghĩa đúng mỗi câu tục ngữ được 0.5 điểm.
Câu 4:
Nêu đúng nội dung văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”( 1.0 điểm)
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
Câu 5:
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, lựa chọn dẫn chứng phù hợp.
- Bài làm bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, lỗi dùng từ, dùng câu, trình bày sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung chủ yếu sau:
- Nêu luận điểm cần được chứng minh. ( 0.5 điểm)
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. ( 4.0 điểm)
- Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh, chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài. ( 0.5 điểm)
Lưu ý:
- Giáo viên chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt điểm cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1:( 1.0 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt? Chỉ ra các câu đặc biệt trong đoạn văn sau:
“ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.”
Câu 2:( 1.0 điểm)
Thế nào là câu bị động? Hãy chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai cách đã học.
“ Bác nông dân buộc con trâu bên bụi tre.”
Câu 3:( 2.0 điểm)
Ghi lại hai câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu ý nghĩa của hai câu tục ngữ đó.
Câu 4:( 1.0 điểm)
Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” nói về nội dung gì?
Câu 5:( 5.0 điểm)
Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “Lá lành đùm lá rách.”
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ II
Câu 1:
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.( 0.5 điểm)
- Có hai câu đặc biệt trong đoạn văn: Và lắc ( 0.25 điểm).Và xóc ( 0.25 điểm)
Câu 2:
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động).( 0.5 điểm)
- Hai câu bị động:
+ Con trâu được bác nông dân buộc bên bụi tre.( 0.25 điểm)
+ Con trâu buộc bên bụi tre.( 0.25 điểm)
Câu 3:
- Ghi đúng hai câu tục ngữ theo yêu cầu. (1.0 điểm)
- Nêu ý nghĩa đúng mỗi câu tục ngữ được 0.5 điểm.
Câu 4:
Nêu đúng nội dung văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”( 1.0 điểm)
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
Câu 5:
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, lựa chọn dẫn chứng phù hợp.
- Bài làm bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, lỗi dùng từ, dùng câu, trình bày sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung chủ yếu sau:
- Nêu luận điểm cần được chứng minh. ( 0.5 điểm)
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. ( 4.0 điểm)
- Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh, chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài. ( 0.5 điểm)
Lưu ý:
- Giáo viên chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt điểm cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thân Thị Hoàng Oanh
Dung lượng: 72,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)