DẠY VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
Chia sẻ bởi Ninh Thị Loan |
Ngày 12/10/2018 |
74
Chia sẻ tài liệu: DẠY VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Dạy Ngữ Văn theo hướng tích hợp
Tôi xin nêu ra một số suy nghĩ về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như sau:
Mỗi GV dạy Ngữ văn cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng tuần, từng phân môn. Để có những giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt kết quả cao, GV phải biết lựa chọn các khía cạnh để tích hợp . Nội dung tích hợp cho cả 3 phân môn là rất phong phú. Có thể tích hợp trong từng thời điểm ( 1 tiết học, 1 bài học ). Đây là tích hợp ngang. Phân môn Tập làm văn cũng có thể tích hợp với giờ Văn.
Nhìn chung nếu giáo viên biết cách liên hệ hợp lý, nhuần nhuyễn thì hiệu quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt, nhất là phát huy được vai trò chủ thể, sáng tạo của học sinh.
Trong hệ thống câu hỏi Đọc – hiểu văn bản, ít nhiều cũng thực hiện yêu cầu tích hợp.
Khi học các văn bản nghị luận đều có các câu hỏi liên quan đến lý thuyết văn nghị luận ở phần Tập làm văn . . .
Như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta cần nhận thức rõ ý đồ của người soạn SGK để hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản theo phương pháp tích hợp. Cần khắc phục tình trạng xử lý bài học theo trạng thái tách rời nhau giữa 3 phân môn như trước đây.
Bên cạnh vấn đề tích hợp trong từng thời điểm thì giáo viên có thể tích hợp theo từng vấn đề, lại còn bao hàm cả tích hợp dọc. Tích hợp theo hướng này, GV có thể vận dụng những kiến thức đã học hoặc sẽ học trong chương trình để dạy một đơn vị kiến thức nào đó. Có khi kiến thức tích hợp thuộc về chính phân môn này, cũng có thể thuộc về các phân môn khác. Điều quan trọng là GV phải thực sự linh hoạt. Đối vơi các đơn vị kiến thức cũ (đã dạy), GV dựng để tích hợp nhằm củng cố ôn tập, so sánh đối chiếu, đồng thời rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng “cái đã biết” để xử lý các vấn đề trước mắt, hình thành “cái cần biết”. Đối với các đợn vị kiến thức sẽ hình thành( sẽ dạy ), GV đưa ra để gợi mở, giúp HS hình dung được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong chương trình, đồng thời qua đó khơi gợi được tinh thần ham hiểu biết, muốn được khám phá trong học sinh – tức là tăng hứng thú cho người học. Hướng tích hợp này góp một phần rất lớn trong việc tăng thêm hiệu quả của quá trình dạy học Ngữ văn.
Dựa vào thực tế là soạn giáo án và giảng dạy Ngữ văn nhiều năm tôi nhận thấy phạm vi tích hợp có thể mở rộng ra nhiều:
* Tích hợp Văn – Lịch sử : Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ,về nhân vật lịch sử. . . để lý giải và khai thác giá trị , thành công cũng như hạn chế của tác phẩm
* Tích hợp Văn – Địa lý: Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật .
* Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi ta dạy một tác phẩm văn học như bài “ Đồng chí”, “Viếng lăng Bác” Ngữ văn 9 GV có thể cho các em hát, hoặc ngâm thơ, có những tác phẩm có thể cho học sinh đóng kịch … làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
* Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa một cảnh hay một nhân vật mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặt tiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn nội dung ấy để tái hiện bằng tranh vẽ. Cũng có thể cho học sinh nhận xét bức tranh trong SGK, so sánh với bức tranh của mình…
Như vậy qua nội dung phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng GV đúng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp. Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là GV phải xác định được hướng tích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể.
Định hướng tích hợp:
Thực tế trong khi dạy GV có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng môn học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những cách thức sau:
1/ Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động
Tôi xin nêu ra một số suy nghĩ về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như sau:
Mỗi GV dạy Ngữ văn cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng tuần, từng phân môn. Để có những giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt kết quả cao, GV phải biết lựa chọn các khía cạnh để tích hợp . Nội dung tích hợp cho cả 3 phân môn là rất phong phú. Có thể tích hợp trong từng thời điểm ( 1 tiết học, 1 bài học ). Đây là tích hợp ngang. Phân môn Tập làm văn cũng có thể tích hợp với giờ Văn.
Nhìn chung nếu giáo viên biết cách liên hệ hợp lý, nhuần nhuyễn thì hiệu quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt, nhất là phát huy được vai trò chủ thể, sáng tạo của học sinh.
Trong hệ thống câu hỏi Đọc – hiểu văn bản, ít nhiều cũng thực hiện yêu cầu tích hợp.
Khi học các văn bản nghị luận đều có các câu hỏi liên quan đến lý thuyết văn nghị luận ở phần Tập làm văn . . .
Như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta cần nhận thức rõ ý đồ của người soạn SGK để hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản theo phương pháp tích hợp. Cần khắc phục tình trạng xử lý bài học theo trạng thái tách rời nhau giữa 3 phân môn như trước đây.
Bên cạnh vấn đề tích hợp trong từng thời điểm thì giáo viên có thể tích hợp theo từng vấn đề, lại còn bao hàm cả tích hợp dọc. Tích hợp theo hướng này, GV có thể vận dụng những kiến thức đã học hoặc sẽ học trong chương trình để dạy một đơn vị kiến thức nào đó. Có khi kiến thức tích hợp thuộc về chính phân môn này, cũng có thể thuộc về các phân môn khác. Điều quan trọng là GV phải thực sự linh hoạt. Đối vơi các đơn vị kiến thức cũ (đã dạy), GV dựng để tích hợp nhằm củng cố ôn tập, so sánh đối chiếu, đồng thời rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng “cái đã biết” để xử lý các vấn đề trước mắt, hình thành “cái cần biết”. Đối với các đợn vị kiến thức sẽ hình thành( sẽ dạy ), GV đưa ra để gợi mở, giúp HS hình dung được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong chương trình, đồng thời qua đó khơi gợi được tinh thần ham hiểu biết, muốn được khám phá trong học sinh – tức là tăng hứng thú cho người học. Hướng tích hợp này góp một phần rất lớn trong việc tăng thêm hiệu quả của quá trình dạy học Ngữ văn.
Dựa vào thực tế là soạn giáo án và giảng dạy Ngữ văn nhiều năm tôi nhận thấy phạm vi tích hợp có thể mở rộng ra nhiều:
* Tích hợp Văn – Lịch sử : Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ,về nhân vật lịch sử. . . để lý giải và khai thác giá trị , thành công cũng như hạn chế của tác phẩm
* Tích hợp Văn – Địa lý: Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật .
* Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi ta dạy một tác phẩm văn học như bài “ Đồng chí”, “Viếng lăng Bác” Ngữ văn 9 GV có thể cho các em hát, hoặc ngâm thơ, có những tác phẩm có thể cho học sinh đóng kịch … làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
* Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa một cảnh hay một nhân vật mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặt tiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn nội dung ấy để tái hiện bằng tranh vẽ. Cũng có thể cho học sinh nhận xét bức tranh trong SGK, so sánh với bức tranh của mình…
Như vậy qua nội dung phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng GV đúng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp. Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là GV phải xác định được hướng tích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể.
Định hướng tích hợp:
Thực tế trong khi dạy GV có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng môn học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những cách thức sau:
1/ Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ninh Thị Loan
Dung lượng: 45,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)