Day tre nhận biet phía tren- phía dươi, phía trước-phía sau
Chia sẻ bởi Trương Thị Thủy |
Ngày 05/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: day tre nhận biet phía tren- phía dươi, phía trước-phía sau thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2016 – 2017
Họ tên giáo viên: Trương Thị Thủy
Lớp dạy: 4-5 tuổi
Ngày dạy:
Môn: Làm quen với toán
Đề tài: Dạy trẻ nhận biết phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân
Nội dung kết hợp: Âm nhạc, KPKH.
Mục đích
- Kiến thức: Dạy trẻ nhận biết được phía trên – phía dưới, phía trước phía sau của bản thân trẻ.
- Kỹ năng:Rèn cho trẻ kỹ năng định hướng trong không gian để phân biệt vị trí đồ vật ở các phía trên – dưới, trước – sau so với bản thân trẻ.
Trẻ biết dùng ngôn ngữ toán học mô tả mối liên hệ ở phía trước bé, phía sau bé, phía trên bé – phía dưới bé thông qua luyện tập, trò chơi.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia hoạt động và biết giữ gìn cơ thể luôn khỏe mạnh
Chuẩn bị.
- Cô: Ti vi, xắc xô, mũ, cặp sách, huy hiệu, lắc chân.
- Trẻ: Đội hình chữ U, mũ, lắc chân, cặp sách, huy hiệu.
3. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
Xin nhiệt liệt chào đón các bạn đến với câu lạc bộ “Bé vui học toán” ngày hôm nay
- Trong câu lạc bộ “Bé vui học toán”ngày hôm nay các bạn sẽ được tham gia vào các trò chơi cùng với chị kính Hồng. Nào các bạn nhỏ ơi! Chúng ta hãy cùng chào đón chị kính Hồng nào.
- Chị kính Hồng xin chào tất cả các em! Hôm nay chị rất vui đượccùng tham gia chơi với các em trong câu lạc bộ “ Bé vui học toán”.
Các em ơi! Các em hãy cùng chơi với chị nào.
Và bây giờ chị và các em cùng chơi 1 trò chơi nhé.
Hoạt động 2: Ôn xác định phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau trên bản thân trẻ.
Đấy là trò chơi “ Dấu tay”
Chị kính Hồng: Tay đâu, tay đâu
Dấu tay, dấu tay
+ Dấu tay phía trên – phía dưới.
+ Dấu tay phía trước –phía sau
Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Các em ơi! Bàn tay dùng để làm gì? Ngoài tay ra trên cơ thể mình còn có bộ phận gì nữa?
Giáo dục: Trên cơ thể chúng ta có các bộ phận đầu, thân, chân, tay… Đấy là những bộ phận rất là quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Vì thế các em phải biết chăm sóc, giữ gìn để cơ thể mình luôn khỏe mạnh các em nhớ chưa nào.
Hoạt động 3: Dạy trẻ xác định phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân.
Bây giờ chị và các em hãy cùng nhau quan sát xem lớp mình hôm nay có gì mới nhé!
+ Bây giờ các em hãy cùng nhìn lên phía trên xem có gì nào? Và nó ở đâu?
+ Làm thế nào để nhìn thấy được bóng bay? Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy?
Cô khái quát: Các em à, những gì mà phải nhìn lên mới thấy được gọi là “phía trên” Các em nhắc lại cùng chị nào “ phía trên”
- Ai giỏi cho chị biết dưới sàn nhà có gì?
+ Chúng mình làm thế nào để nhìn thấy gạch, xốp? Vì sao phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy? Vì gạch ở phía gì?
Cô khái quát: Những gì phải nhìn xuống mới thấy được gọi là “ phía dưới” cho trẻ nhắc lại từ phía dưới
- Nào các em hãy quan sát xem ti vi, quạt ở phía gì của mình? Vì sao các em biết?
Cô khái quát: Những gì mà tầm mắt của mình nhìn thấy được gọi là “ phía trước” cho trẻ nhắc lại từ phía trước.
- Các em cho chị biết phía sau của mình có gì nào? Mình có nhìn thấy được phía sau không? Muốn nhìn thấy mình phải làm sao?
Cô khái quát: Những gì ở đằng sau mà mình phải quay đầulại mới nhìn thấy được đều gọi là phía sau. Cho trẻ nhắc lại từ phía sau.
Các em ơi ! Hôm nay chị tới chơi với lớp mình, chị cũng mang đến cho lớp mình rất nhiều quà nào các em hãy nhẹ nhàng về tổ và lấy cho mình 1 chiếc cặp xinh xắn nào. Trong chiếc cặp có rất nhiều đồ dùng các em hãy mở cặp ra và cùng lấy đồ dùng ra xem có gì nào.
Và bây giờ chị hỏi lớp mình nhé.
+ Mũ đội ở đâu
+ Lắc chân đeo ở đâu
+ Huy hiệu đeo ở đâu
+ Cặp sách thường đeo ở đâu
Năm học 2016 – 2017
Họ tên giáo viên: Trương Thị Thủy
Lớp dạy: 4-5 tuổi
Ngày dạy:
Môn: Làm quen với toán
Đề tài: Dạy trẻ nhận biết phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân
Nội dung kết hợp: Âm nhạc, KPKH.
Mục đích
- Kiến thức: Dạy trẻ nhận biết được phía trên – phía dưới, phía trước phía sau của bản thân trẻ.
- Kỹ năng:Rèn cho trẻ kỹ năng định hướng trong không gian để phân biệt vị trí đồ vật ở các phía trên – dưới, trước – sau so với bản thân trẻ.
Trẻ biết dùng ngôn ngữ toán học mô tả mối liên hệ ở phía trước bé, phía sau bé, phía trên bé – phía dưới bé thông qua luyện tập, trò chơi.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia hoạt động và biết giữ gìn cơ thể luôn khỏe mạnh
Chuẩn bị.
- Cô: Ti vi, xắc xô, mũ, cặp sách, huy hiệu, lắc chân.
- Trẻ: Đội hình chữ U, mũ, lắc chân, cặp sách, huy hiệu.
3. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
Xin nhiệt liệt chào đón các bạn đến với câu lạc bộ “Bé vui học toán” ngày hôm nay
- Trong câu lạc bộ “Bé vui học toán”ngày hôm nay các bạn sẽ được tham gia vào các trò chơi cùng với chị kính Hồng. Nào các bạn nhỏ ơi! Chúng ta hãy cùng chào đón chị kính Hồng nào.
- Chị kính Hồng xin chào tất cả các em! Hôm nay chị rất vui đượccùng tham gia chơi với các em trong câu lạc bộ “ Bé vui học toán”.
Các em ơi! Các em hãy cùng chơi với chị nào.
Và bây giờ chị và các em cùng chơi 1 trò chơi nhé.
Hoạt động 2: Ôn xác định phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau trên bản thân trẻ.
Đấy là trò chơi “ Dấu tay”
Chị kính Hồng: Tay đâu, tay đâu
Dấu tay, dấu tay
+ Dấu tay phía trên – phía dưới.
+ Dấu tay phía trước –phía sau
Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Các em ơi! Bàn tay dùng để làm gì? Ngoài tay ra trên cơ thể mình còn có bộ phận gì nữa?
Giáo dục: Trên cơ thể chúng ta có các bộ phận đầu, thân, chân, tay… Đấy là những bộ phận rất là quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Vì thế các em phải biết chăm sóc, giữ gìn để cơ thể mình luôn khỏe mạnh các em nhớ chưa nào.
Hoạt động 3: Dạy trẻ xác định phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân.
Bây giờ chị và các em hãy cùng nhau quan sát xem lớp mình hôm nay có gì mới nhé!
+ Bây giờ các em hãy cùng nhìn lên phía trên xem có gì nào? Và nó ở đâu?
+ Làm thế nào để nhìn thấy được bóng bay? Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy?
Cô khái quát: Các em à, những gì mà phải nhìn lên mới thấy được gọi là “phía trên” Các em nhắc lại cùng chị nào “ phía trên”
- Ai giỏi cho chị biết dưới sàn nhà có gì?
+ Chúng mình làm thế nào để nhìn thấy gạch, xốp? Vì sao phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy? Vì gạch ở phía gì?
Cô khái quát: Những gì phải nhìn xuống mới thấy được gọi là “ phía dưới” cho trẻ nhắc lại từ phía dưới
- Nào các em hãy quan sát xem ti vi, quạt ở phía gì của mình? Vì sao các em biết?
Cô khái quát: Những gì mà tầm mắt của mình nhìn thấy được gọi là “ phía trước” cho trẻ nhắc lại từ phía trước.
- Các em cho chị biết phía sau của mình có gì nào? Mình có nhìn thấy được phía sau không? Muốn nhìn thấy mình phải làm sao?
Cô khái quát: Những gì ở đằng sau mà mình phải quay đầulại mới nhìn thấy được đều gọi là phía sau. Cho trẻ nhắc lại từ phía sau.
Các em ơi ! Hôm nay chị tới chơi với lớp mình, chị cũng mang đến cho lớp mình rất nhiều quà nào các em hãy nhẹ nhàng về tổ và lấy cho mình 1 chiếc cặp xinh xắn nào. Trong chiếc cặp có rất nhiều đồ dùng các em hãy mở cặp ra và cùng lấy đồ dùng ra xem có gì nào.
Và bây giờ chị hỏi lớp mình nhé.
+ Mũ đội ở đâu
+ Lắc chân đeo ở đâu
+ Huy hiệu đeo ở đâu
+ Cặp sách thường đeo ở đâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thị Thủy
Dung lượng: 17,37KB|
Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)