Dạy học tương tác

Chia sẻ bởi Vũ Tiến Thành | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: dạy học tương tác thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Khoa Giáo dục tiểu học
-------------------
Bài tiểu luận
Phương pháp dạy học tương tác
Giảng viên : PGS. TS. Vũ Quốc Chung
Học viên : Nhóm 3
Lớp : CH-K19
Chuyên ngành : Giáo dục tiểu học
Cấu trúc của đề tài
I. Lịch sử hình thành và phát triển
II. Cơ sở khoa học
III. Định nghĩa
IV. Đặc điểm
V. Quy trình
VI. Vận dụng trong dạy học tiểu học
VII. Khuyến nghị
I. Lịch sử hình thành và phát triển
Kurt levin (1890 - 1947) – Nhà tâm lí học người Đức - là người khởi xướng trào lưu tương tác nhóm vào đầu những năm 40 của thế kỉ XX.
Lý thuyết tương tác chính thức ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Guy Brouseau, Claude Comiti,… thuộc viện Đại học đào tạo giáo viên ở Gremnoble (Pháp). Họ đã đưa ra cấu trúc tác động dạy học gồm 4 nhân tố: Người dạy, người học, nội dung kiến thức và môi trường.
Trong tác phẩm “Tiến tới một phương phá sư phạm tương tác” của hai tác giả người Canada là Jean Marc Denommé và Madeleine Roy đã mô tả logic của hoạt động dạy học và mở ra một quan điểm sư phạm tương tác với cấu trúc là một “bộ ba” gồm: người học, người dạy và môi trường, còn nội dung kiến thức như là một yếu tố khách quan mà người dạy muốn hướng người học chiếm lĩnh.
I. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ cuối thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, … đều tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong đó đặc biệt chú trọng đến người học được sáng tạo hơn, có tính tích cực hơn, giúp người học có khao khát tìm kiếm tri thức, khám phá cuộc sống và bản thân.
Hiện nay, ở Việt Nam, dạy học tương tác đang dần được phổ biến rộng rãi ở các nhà trường. Đối với các trường tiểu học, việc sử dụng bảng tương tác trong dạy học bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực.
II. Cơ sở khoa học
Triết học: Theo nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan không tồn tại độc lập, riêng rẽ, mà giữa chúng có mối liên hệ qua lại, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau phát triển.
II. Cơ sở khoa học
Giáo dục học:
Theo thuyết tương tác: các sự vật hiện tượng không tồn tại một các riêng lẻ mà giữa chúng luôn có sự tác động qua lại vơi nhau
Theo quan điểm hoạt động: Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, tổ chức cho học sinh học tập hợp tác thì sẽ tạo điều kiện cho các em được hoạt động nhiều hơn, khiến các em co hứng thú và động cơ học tập.
Thuyết dạy lẫn nhau: (thuyết nhận thức mới) Giáo viên và học sinh thay nhau đóng vai trò là người dạy. Sau khi cùng nghiên cứu tài liệu học tập, giáo viên làm mẫu theo các làm của giáo viên.
II. Cơ sở khoa học
Cơ sở tâm lí:
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em đang dần hoàn thiện cả về thể chất và trí tuệ. Các em rất tò mò và thích khám phá, tìm hiểu thế giới mới, kích thích trẻ không ngừng sáng tạo. Việc hoạt động theo nhóm, trao đổi với các bạn tạo cơ hội cho các em phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện.
III. Định nghĩa
Tương tác: Theo từ điển Tiếng Việt (1998) do tác giả Hoàng Phê chủ biên: Tương tác là tác động qua lại lẫn nhau.
Theo từ điển Từ và ngữ Hán Việt do Nguyễn Lân làm chủ biên: Tương tác là có ảnh hưởng lẫn nhau.
Do vậy, theo nghĩa từ điển thì sư phạm tương tác được hiểu là: quá trình dạy và quá trình học dựa trên sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh.
Theo 2 tác giả: Jean Marc Denommé và Madeleine Roy (1998): Sư phạm tương tác là cách tiếp cận về hoạt động dạy học dựa trên sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa 3 tác nhân là người dạy, người học và môi trường.
III. Định nghĩa
Người học: là người tìm các học, tìm các hiểu tri thức và chiếm lĩnh nó. Người học trước hết là người đi học mà không phải là người được dạy.
Người dạy: Là người bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn người học. Chức năng chính của người dạy là giúp người học học và hiểu, làm nảy sinh tri thức ở người học theo các của một người hướng dẫn.
Người dạy: Là người bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn người học. Chức năng chính của người dạy là giúp người học học và hiểu, làm nảy sinh tri thức ở người học theo các của một người hướng dẫn.
III. Định nghĩa
Môi trường: là tất cả những yếu tố bên trong, cũng như bên ngoài tạo thành môi trường của người dạy và người học
Môi trường bên trong: môi trường bên trong của người dạy, người học là tiềm năng trí tuệ, xúc cảm, các giá trị, vốn sống, sức khỏe, phong cách của người dạy, người học.
Môi trường bên ngoài: hoàn cảnh gia đình, xã hội, đời sống của người dạy và người học, phong tục tập quán, điều kiện dạy và học
Sư phạm tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các cá nhân học sinh và giữa học sinh với giáo viên trong một không gian là lớp học và một thời gian là tiết học nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập, các mục tiêu dạy học đã xác định.
III. Định nghĩa
Sư phạm tương tác là một cách tiếp cận năng động, bản thân người học phải có động lực xã hội tại vì người học là nhân tố đầu tiên thu nhận các thông tin và vận hành hệ thống thần kinh của mình hoạt động để đạt được tri thức.
IV. Đặc điểm
Trong dạy học tương tác, việc khuyến khích học sinh đặt câu hỏi (cho các bạn và cho giáo viên) là yếu tố quyết định đến hiệu quả của bài học.
Để quá trình dạy học tương tác đạt hiệu quả cao cần có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học: bảng tương tác và các thiết bị đi kèm.
Quan điểm sư phạm tương tác đề cập đến khái niệm, sự tương tác dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa học sinh, giáo viên và môi trường. Ba yếu tố này quan hệ với nhau sao cho yếu tố này hoạt động dưới sự ảnh hưởng của hai yếu tố kia. Môi trường sẽ tác động tới giáo viên và học sinh thông qua sự tác động đến phương pháp hoạt động của họ, sự tác động của môi trường là đồng thời với cả giáo viên và học sinh.
Xu thế tương tác cũng xác định rõ hơn vị trí đặc thù của người dạy và người học không ai làm hộ ai, ai có việc của người ấy, song mục đích cuối cùng và ưu tiên hàng đầu là sự phát triển của người học để người học đạt được mục tiêu và lợi ích của mình.
* Ưu điểm:
- dạy học tương tác dưới sư hỗ trợ của các thiết bị dạy học hiện đại (bảng tương tác) gây hứng thú học tập cho học sinh
- Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể đánh giá được kết quả học tập của học sinh, học sinh tự đánh giá được bản thân và đánh giá được kết quả cả các bạn.
V. Quy trình
Bước 1: Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu bài học
- Điều tra sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học.
- giáo viên chuẩn bị bài và các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết: bảng tương tác.
V. Quy trình
Bước 2: Tổ chức hoạt động
- Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết
- Giáo viên cung cấp thiết bị, điều kiện học tập, hướng dẫn để học sinh tiến hành hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả tìm kiếm, khám phá
- Giáo viên động viên học sinh nêu câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu để học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào học tập hoặc tìm hiểu sự phát triển của vấn đề nghiên cứu.
Bước 3: Tổng kết đánh giá, củng cố bằng các hoạt động tương tác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tiến Thành
Dung lượng: 173,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)