Dạy học tương tác
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà |
Ngày 12/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Dạy học tương tác thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Bạn hiểu như thế nào về phương pháp giáo dục sau: “Tạo điều kiện tối đa để trẻ tự trải nghiệm và khám phá”.
Cách tiếp nhận kiến thức của trẻ không giống như người lớn. Người trưởng thành có học bằng cách đọc sách, hoặc nghe người khác giảng giải lại là có thể hiểu và nắm vững vấn đề, còn trẻ em thì không học như vậy. Trẻ không khám phá thế giới bằng sách vở, mà bằng chính những điều các em trải qua.
Trẻ có thể học thuộc lòng “Hạt nẩy mầm thành chồi, chồi lớn thành cây, cây ra nụ, nụ nở thành hoa...”, nhưng chỉ là học thuộc lòng thôi, chứ không phải thật sự hiểu.
“Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, HS sẽ nhớ rất lâu”
Vì vậy “Tạo điều kiện tối đa để trẻ tự trải nghiệm và khám phá” là GV luôn cố gắng nói ít nhất có thể, và tạo điều kiện cho học sinh tự trải nghiệm. Một đứa trẻ tự mình khám phá ra rằng gõ 2 thanh kim loại vào nhau sẽ phát ra tiếng động, dù đó là điều ai cũng biết cả rồi nhưng với trẻ thì sự kiện đó cũng giống hệt như Edison phát minh ra bóng đèn vậy. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ đó.
Môi trường không chỉ là “môi trường” về cơ sở vật chất, mà còn là môi trường tương tác giữa trẻ em với trẻ em, và giữa trẻ em với các cô giáo.
2/ Môi trường giáo dục hiện nay :
HS được khuyến khích chơi cùng nhau, khi thấy có em nào chơi một mình thì các GV sẽ ra hỏi chuyện và tìm cách giúp bé hòa nhập vào một nhóm nào đó.
Khi giữa HS có xích mích – chuyện không thể tránh khỏi khi trẻ em chơi với nhau, đây cũng là lúc các GV sẽ ra tay, nhưng không phải làm trọng tài phân xử “đúng-sai”, không có ai đúng, không có ai sai, cả hai phía đều phải nhìn lại xem mình đã có lỗi gì và xin lỗi bạn, sau đó ra dấu làm hòa.
Mới ít phút trước còn giận dỗi nhau là thế, vậy mà chỉ ít phút sau HS đã nắm tay nhau, cười thật tươi và tiếp tục cùng nhau khám phá thế giới.
Không chỉ có vậy, nhà trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động tập thể, để HS có cơ hội chơi đùa với nhau, hoặc cùng nhau nỗ lực, cố gắng vượt qua một thử thách trong trò chơi. Một tuần trung bình có từ 2-3 hoạt động như vậy.
Cách tiếp nhận kiến thức của trẻ không giống như người lớn. Người trưởng thành có học bằng cách đọc sách, hoặc nghe người khác giảng giải lại là có thể hiểu và nắm vững vấn đề, còn trẻ em thì không học như vậy. Trẻ không khám phá thế giới bằng sách vở, mà bằng chính những điều các em trải qua.
Trẻ có thể học thuộc lòng “Hạt nẩy mầm thành chồi, chồi lớn thành cây, cây ra nụ, nụ nở thành hoa...”, nhưng chỉ là học thuộc lòng thôi, chứ không phải thật sự hiểu.
“Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, HS sẽ nhớ rất lâu”
Vì vậy “Tạo điều kiện tối đa để trẻ tự trải nghiệm và khám phá” là GV luôn cố gắng nói ít nhất có thể, và tạo điều kiện cho học sinh tự trải nghiệm. Một đứa trẻ tự mình khám phá ra rằng gõ 2 thanh kim loại vào nhau sẽ phát ra tiếng động, dù đó là điều ai cũng biết cả rồi nhưng với trẻ thì sự kiện đó cũng giống hệt như Edison phát minh ra bóng đèn vậy. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ đó.
Môi trường không chỉ là “môi trường” về cơ sở vật chất, mà còn là môi trường tương tác giữa trẻ em với trẻ em, và giữa trẻ em với các cô giáo.
2/ Môi trường giáo dục hiện nay :
HS được khuyến khích chơi cùng nhau, khi thấy có em nào chơi một mình thì các GV sẽ ra hỏi chuyện và tìm cách giúp bé hòa nhập vào một nhóm nào đó.
Khi giữa HS có xích mích – chuyện không thể tránh khỏi khi trẻ em chơi với nhau, đây cũng là lúc các GV sẽ ra tay, nhưng không phải làm trọng tài phân xử “đúng-sai”, không có ai đúng, không có ai sai, cả hai phía đều phải nhìn lại xem mình đã có lỗi gì và xin lỗi bạn, sau đó ra dấu làm hòa.
Mới ít phút trước còn giận dỗi nhau là thế, vậy mà chỉ ít phút sau HS đã nắm tay nhau, cười thật tươi và tiếp tục cùng nhau khám phá thế giới.
Không chỉ có vậy, nhà trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động tập thể, để HS có cơ hội chơi đùa với nhau, hoặc cùng nhau nỗ lực, cố gắng vượt qua một thử thách trong trò chơi. Một tuần trung bình có từ 2-3 hoạt động như vậy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 24,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)