Dạy hoc toán Lớp 1

Chia sẻ bởi Trà Quang Độ | Ngày 12/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Dạy hoc toán Lớp 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN BỔNG
Chuyên đề:
Hình thành kĩ năng giải toán có lời
văn cho HS lớp 1A
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ
Năm học: 2008- 2009
CHUYÊN ĐỀ
HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 1A
I. Đặt vấn đề:
Mục đích của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1
nhằm giúp học sinh:
- Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn (Cấu tạo các phần của bài toán).
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ, chủ yếu là các bài toán về “thêm”, “bớt” một số đơn vị ( viết được bài giải bao gồm câu lời giải, phép tính và đáp số) .
- Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng giải toán và khả năng diễn đạt ( phân tích đề bài toán), giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết .
Khả năng giải toán phản ánh năng lực vận dụng kiến thức toán của học sinh. Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề trong môn toán. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm theo câu lời giải và cuối cùng đưa ra đáp số của bài toán .
Thế nhưng, việc giải toán có lời văn lại là việc làm bắt đầu ở lớp 1, chính vì vậy đã gặp không ít khó khăn trong khi giải toán có lời văn.Tôi tìm mọi biện pháp để giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn.
II. Giải quyết vấn đề:
1) Cho HS nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn:
- Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện đề bài toán( như trong SGK/115- 116) cho HS nhìn tranh điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành bài toán có lời văn . Tư duy HS từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy tự nhiên của HS.
-Giới thiệu cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi; phần cho biết bao gồm 2 yếu tố.
Ví dụ: Có 2 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
+ Phần cho: Có 2 bạn , thêm 3 bạn.
+ Phần hỏi: Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
* Hoặc bài 3 trong tiết dạy minh hoạ : Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa . Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
+ Phần cho: Lan hái được 20 bông hoa. Mai hái được 10 bông hoa.
+ Phần hỏi: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
2) Rèn kĩ năng giải toán có lời văn:
Để hình thành được kĩ năng giải toán có lời văn cho đối tượng HS trong lớp, tôi tiến hành theo quy trình:
HS đọc đề toán rõ ràng, mạch lạc, HS sẽ hiểu đề bài toán và có hướng giải quyết được bài toán. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, rõ ràng, dễ hiểu.
Ví dụ: Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
Bước 1: Tìm hiểu đề toán
-Cho HS đọc kĩ đề toán, phân tích nội dung bài toán, các yếu tố bài toán: cái đã cho, cái cần tìm, mối quan hệ giữa chúng. Đây chính là kĩ năng phân tích đề toán.
Bước 2: Bước đầu hướng dẫn cách tóm tắt đề toán.
Hướng dẫn tóm tắt bài toán bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng hình vẽ . Đây là chỗ tựa để HS tìm ra trình tự lời giải và phép tính đúng.
Ví dụ:
Tóm tắt:
Lan hái : 20 bông hoa
Mai hái : 10 bông hoa
Cả hai bạn hái : . . .bông hoa ?
-Hỏi: Đề toán cho biết những gì ? (Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa) ; đề toán hỏi gì ?( Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?)
GV gạch 1 gạch dưới phần cho, gạch 2 gạch dưới phần tìm
Ví dụ : Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào là làm phép cộng.
Lan hái được 20 bông hoa , Mai hái được 10 bông hoa .Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ?
An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ . Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Gộp lại cũng làm tính cộng . Nếu đem cho hoặc bán thì làm phép tính trừ .
Bước 3: Tìm được cách giải bài toán
Khi giải bài toán có lời văn, cho HS hiểu rõ những dữ kiện đã cho và điều phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp.
Ví dụ: Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Nêu câu lời giải: Số quả bóng An có tất cả là:
Hoặc: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? Nêu câu lời giải:
-Đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải:
Ví dụ: Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào ?(Ta lấy số hoa của bạn Lan cộng với số hoa của bạn Mai ). Tức là: 20+10
-Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán
(Dựa vào câu hỏi của bài toán ).
-Có nghĩa là : Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay cái đó.
Bước 4: Trình bày bài giải
Luyện trình bày bài giải chính xác, rõ ràng, sạch sẽ đầy đủ 3 phần :
+Câu lời giải: Số bông hoa cả hai bạn hái được là:
+Phép tính : 20 + 10 = 30 ( bông hoa)
+Đáp số : Đáp số: 30 bông hoa
Lời giải: Độ dài đoạn thẳng AC là:
Số bông hoa cả hái bạn hái được là :
-Đối với kết quả của phép tính có tên đơn vị là xăng- ti- met thì có thể trả lời, nêu lời giải là: Độ dài hoặc chiều dài.
Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 4 cm , đoạn thẳng BC dài 3 cm .Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy cm ? (kèm theo hình vẽ)
*Đối với giải bài toán theo tóm tắt sau:
- Cho HS đọc tóm tắt đề toán , nhìn tóm tắt nêu đề toán , phân tích đề và giải như trên .
* Phần đáp số : Cần lưu ý ghi kết quả tìm được.
Ví dụ: Tìm được 30 bông hoa thì ghi đáp số là: 30 bông hoa
. Ở phần phép tính đơn vị bông hoa trong dấu ngoặc đơn , cần khắc sâu cho học sinh bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó .
Ví dụ: Hỏi có mấy quả bóng ? Tên đơn vị ( quả bóng)
Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt ? Tên đơn vị ( con vịt)
Hỏi hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ? Tên đơn vị ( bông hoa)
III. Kết luận:
Việc hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là một việc hết sức quan trọng . Nó tạo nền móng để học sinh giải toán ở các lớp trên với bài toán có nhiều lời giải , nhiều phép tính . Đó là con đường tốt nhất để trẻ chiếm lĩnh những thao tác trí tuệ nhằm phát triển chính bản thân mình .
Kĩ năng giải toán đối với học sinh lớp 1 được hình thành và phát triển thông qua việc luyện tập . Điều này rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi . Nó vừa là điều kiện , vừa là kết quả của quá trình giải toán .
Đại Lãnh, ngày 21 tháng 02 năm 2009
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thuỷ
Kính chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trà Quang Độ
Dung lượng: 363,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)