DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN THPT
Chia sẻ bởi Lê Văn Hiệp |
Ngày 12/10/2018 |
82
Chia sẻ tài liệu: DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN THPT thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
I.Đề tài :
MỘT VÀI KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG GIỜ
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
II.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Tầm quan trọng : Đổi mới quan điểm, phương pháp dạy học (PPDH)là một yêu cầu của nền giáo dục hiện nay nhằm đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Một trong những PPDH mới là PPDH tích hợp.Phương pháp này được chính thức đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông từ năm học 2002-2003, khi chúng ta tiến hành cải cách giáo dục ở cấp THCS.
Thực trạng: Đối với bậc THPT, việc học tập và vận dụng PPDH này đã gần bốn năm học, một thời gian đủ để chúng ta tổng kết lại thực tiễn những mặt đã và chưa làm được của giáo viên về việc vận dụng PPDH này.
Lí do chọn đề tài :Trên tinh thần đó, là một giáo viên dạy Ngữ Văn, tôi xin được bàn về vấn đề nêu trên qua đề tài : “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học “
Giới hạn đề tài : Bàn về PPDH là bàn về một vấn đề có tính chất nghiên cứu khoa học sâu và rộng.Ở đây, trong phạm vi một SKKN, nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác dạy học nên tôi chỉ giới hạn nói về kinh nghiệm vận dụng PPDH tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học ( VBVH ) mà thôi.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo dục toàn diện.Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ :
“ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống “ .
“ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học.”
Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên soạn ở sách giáo khoa theo hướng tích hợp và PPDH tích hợp được Bộ chỉ đạo cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học tập và áp dụng.
Việc vận dụng PPDH tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp .
4. Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng PPDH tích hợp:
- Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho học sinh.
- Cả ba phân môn là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ thuật, liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt.
- Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy trên một đơn vị lớp.
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Sách giáo khoa ( SGK ) biên soạn theo hướng tích hợp các phần Ngữ và Văn.Câu trúc chương trình các cấp học được xây dựng theo mô hình những đường tròn đồng tâm. Trong hướng dẫn học bài và dạy học, có những vấn đề SGK yêu cầu cần phải sử dụng PPDH tích hợp trong tiết dạy.
Các phân môn của bộ môn Ngữ văn ở THPT có quan hệ khá chặt chẽ. Làm văn cùng với Văn học và Tiếng Việt tạo thành “cái kiềng” Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn ở các bậc học phổ thông. Sự cấu tạo này thể hiện rất rõ, từ chương trình, SGK cho đến các tiết học cụ thể, các bài kiểm tra, các bài thi. Ở SGK, văn bản văn học vừa là đối tượng học tập vừa là ngữ liệu, phương tiện để phục vụ học tập các phân môn Tiếng Việt, Làm văn. Ngược lại, khi học đọc hiểu văn bản văn học ( VBVH ) lại dùng những tri thức khoa học của phân môn Tiếng Việt và Làm văn để khai thác.
PPDH Ngữ văn ở THPT dựa trên hai trục Đọc văn và Làm văn cũng thể hiện rất rõ tính chất tích hợp.Dạy đọc văn là để cung cấp tri thức và phương pháp cho làm văn và ngược lại,dạy làm văn là để củng cố tri thức và phương pháp đọc hiểu VBVH.
Mặt khác, là một môn thuộc khoa học xã hội, môn văn học có quan hệ gắn với lịch sử, văn hóa và xã hội.Do vậy, tích hợp dạy các kiến thức xã hội trong bộ môn văn có một khả năng lớn.
Việc kiểm tra thi cử, đề thi, kiểm tra hiện nay đòi hỏi sự vận dụng tích hợp nhiều loại kiến thức,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Hiệp
Dung lượng: 208,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)