DẠY HỌC TÍCH CỰC
Chia sẻ bởi Dương Đăng Vỹ |
Ngày 12/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: DẠY HỌC TÍCH CỰC thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HỌC HỢP TÁC
16/6/2011
1
Học hợp tác
2
Thảo luận nhóm
Học hợp tác là gì ?
Để việc tổ chức học hợp tác có hiệu quả thì cần đến những yếu tố nào? Cho ví dụ minh hoạ?
3
1. Học hợp tác là gì?
4
MÔ HÌNH BA BÌNH DIỆN CỦA PPDH
Quan điểm DH – PPDH - Kỹ thuật DH
Bình diện vi mô
Bình diện trung gian
Bình diện vĩ mô
PP vĩ mô
PP Cụ thể
PP vi mô
QUAN ĐIỂM DẠY HỌC
2.Các yếu tố học hợp tác
Quan hệ phụ thuộc tích cực: Kết quả của cả nhóm chỉ có được khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm.
Trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân đều được phân công trách nhiệm thực hiện một phần của công việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung. Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư kí làm việc.
Khuyến khích sự tương tác: Trong quá trình hợp tác cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của nhóm.
Rèn luyện các kỹ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn kĩ năng như: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định…
Kĩ năng đánh giá: Cả nhóm HS thường xuyên rà soát công việc đang làm và kết quả ra sao. HS có thể đưa ra ý kiến nhận định đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện các hoạt động và kết quả của nhóm.
6
3.Quy trình thực hiện
7
Thảo luận
Theo anh/chị GV cần lưu ý những gì để tổ chức cho HS học hợp tác đạt hiệu quả theo 3 bước ở trên:
1.Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp
2. Thiết kế hoạt động dạy học hợp tác ( PP và Kĩ thuật dạy học)
3. Tổ chức dạy học hợp tác
4. Cho ví dụ minh hoạ
8
4.Một số lưu ý
Nội dung phức hợp, nhiệm vụ học tập đủ khó để HS thực hiện học tập hợp tác.
Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể và kỹ thuật dạy học phù hợp :
Học hợp tác được coi là một quan điểm/chiến lược dạy học (nói cách khác là “phương pháp dạy học” ở tầng vĩ mô). Vì vậy, tuỳ theo nội dung GV cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động của GV/HS đáp ứng việc học hợp tác.
9
4. Một số lưu ý (tiếp theo)
3. Tổ chức và quản lí :
3.1. Quy mô nhóm học sinh để học tập hợp tác có thể là:
Nhóm 2 người (cặp)
Nhóm 3 người (bộ ba)
Nhóm 4- 6 người (nhóm nhỏ)
Trên 6 người (nhóm lớn - thường ít được sử dụng)
Tuỳ từng nhiệm vụ học tập, thời gian, đồ dùng học tập, yêu cầu kỹ năng,... mà giáo viên quyết định số thành viên trong nhóm cho phù hợp.
3.2. Phân công cụ thể vai trò của các thành viên trong nhóm cả về chuyên môn (để hình thành các kiến thức, kỹ năng môn học) và phương diện hợp tác (để hình thành các kỹ năng xã hội).
3.3. Coi trọng việc đánh giá quá trình và kết quả làm việc nhóm
10
4.Một số lưu ý (tiếp theo)
4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Đảm bảo các phương tiện, tài liệu đủ để HS hoạt động hiệu quả. Lớp học có thể bố trí cho HS ngồi theo các nhóm mặt đối mặt tạo điều kiện cho sự tương tác có hiệu quả,…
5. Thời gian hợp lí
Thời gian để HS được làm việc cá nhân, thảo luận chia sẻ theo cặp/nhóm và tạo sản phẩm chung cũng rất cần thiết để bảo đảm thành công của dạy học hợp tác.
11
Thảo luận
1. Ở địa phương các thầy/ cô đã thực hiện dạy học hợp tác như thế nào?
2. Hãy nêu những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và hướng khắc phục? Cho ví dụ
12
Ưu điểm và hạn chế
13
Điều kiện thực hiện có hiệu quả
Phòng học đủ không gian
Bàn ghế dễ di chuyển
Nhiệm vụ học tập đủ khó để thực hiện dạy học hợp tác
GV phải hiểu rõ bản chất của PP
Hình thành cho HS thói quen học hợp tác
14
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Đăng Vỹ
Dung lượng: 1.014,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)