DẠY HỌC THEO CHU ĐỀ OXI

Chia sẻ bởi Phạm Thị Lan Zo | Ngày 23/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: DẠY HỌC THEO CHU ĐỀ OXI thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Nhi?t li?t ch�o m?ng cỏc th?y cụ giỏo v? d? h?i thi giỏo viờn trung h?c v?i ch? d? mụn h?c phỏt tri?n nang l?c h?c sinh. Thi?t k? v� th?c hi?n: Ho�ng Th? Trang - Tru?ng THCS Tr?c Phỳ - Tr?c Ninh - Nam D?nh
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự hội thi
____ Môn hóa học lớp 8____
Thiết kế và thực hiện - Hoàng Thị Trang - THCS Trực Phú
Các bài liên quan
Bài 24: Tính chất của oxi.
Bài 25: Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp – Ứng dụng của oxi.
Bài 26: Oxit.
Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ.
Bài 54: Ô nhiễm môi trường (liên môn Sinh học 9).
Bài 22: Vệ sinh hô hấp (liên môn Sinh học 8).
Bài 46: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu (liên môn Sinh học 6).
Bài 9: Áp suất khí quyển (liên môn Vật lí 8).
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức
HS biết được:
- Tính chất vật lí và tính chất hóa học của oxi.
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hóa hợp.
- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
- Định nghĩa oxit.
- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hoá trị,
oxit của phi kim nhiều hoá trị.
- Cách lập công thức hoá học của oxit.
- Khái niệm oxit axit và oxit bazơ.
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Khái niệm phản ứng phân huỷ.
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh của phản ứng oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
- Phân loại oxit bazơ, oxit axít dựa và CTHH của một chất cụ thể.
- Gọi tên một số oxít theo CTHH hoặc ngược lại.
- Lập được CTHH của oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biế CTHH cụ thể tìm hoá trị của nguyên tố.
- Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4.
- Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm.
- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân huỷ hay hoá hợp.
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
- Tự giác trong học tập.
- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh. bằng những hành động cụ thể.
4. Phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
b.Năng lực chuyên biệt:
* Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học:
- HS biết sử dụng các kí hiệu hoá học, khái niệm hoá học, công thức tính toán như tính: Số mol, khối lượng, thể tích.
- Biết sử dụng CTHH, PTHH, ĐLBTKL để làm bài tập liên quan tính chất của oxi.
- Học sinh biết đọc đúng tên CTHH của oxit axit, oxit bazơ.
* Năng lực thực hành hoá học bao gồm:
- HS biết sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành các thí nghiệm liên quan tính chất hoá học của oxi ( TN S tác dụng với O2, P tác dụng O2, sắt tác dụng O2, TN điều chế O2).
- Hình thành cho HS năng lực quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm có liên quan tính chất của oxi qua sự hỗ trợ của giáo viên.
* Năng lực tính toán
- HS biết sử dụng ĐLBTKL, PTHH để tính toán được mol, khối lượng, thể tích của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng hoá học.
- Tìm ra mối liên hệ toán học giữa kiến thức hoá học và các phép toán ( các bài tập đinh lượng)
* Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học và vận dung kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Từ kiến thức về oxi học sinh giải quyết được một số tình huống trong thực tế vận dụng vào cuộc sống như: các tình huống liên quan đến ứng dụng của oxi,sự cháy.
III. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên:
Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh.
- Dụng cụ: Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, muôi sắt, lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, nút cao su, que đóm.
Hoá chất: S, P, Fe, KMnO4, KClO3.
b. Tài liệu tham khảo:
SGK Hoá học 8, Sinh học 6, Sinh học 8, Sinh học 9, Vật lí 8,SGV, SBT,…
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trước bài học ở nhà.
IV. Kế hoạch giảng dạy
V. Bảng mô tả các mức độ cần đạt được
V. Bảng mô tả các mức độ cần đạt được
V. Bảng mô tả các mức độ cần đạt được
V. Bảng mô tả các mức độ cần đạt được
Mức độ nhận biết của nội dung 1: Tính chất của Oxi

Câu 1: Trong các đáp án sau nhận xét nào sau đây không đúng về oxi?
A. Là chất khí không màu ,không mùi. C. Ít tan trong nước.
B. Là chất khí nhẹ hơn không khí. D. Duy trì sự cháy.

Câu 2: Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp: Kim loại, phi kim, rất hoạt động, phi kim rất hoạt động, hợp chất để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Khí oxi là một đơn chất …….Oxi có thể phản ứng với nhiều ……..,……..,………

Câu 3: Khí Oxi là một chất :
A.Tan ít trong nước, nặng hơn không khí.
B.Tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.
C.Tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí.
D.Tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí.

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ XÂY DỰNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HỌA
ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ XÂY DỰNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HỌA
ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ

Mức độ thông hiểu: Nội dung 3: Bài Oxít
Câu 5: Hoàn thành các bảng sau:
Mức độ vận dụng cao của nội dung 2: Sự Oxi hóa – Phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của Oxi
Câu 10: Hãy giải thích vì sao:
a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm.
b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa khí oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí.
c) Nhiều bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu trong dưới nước… đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ XÂY DỰNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HỌA
ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ
Mức độ vận dụng thấp của nội dung 1: Tính chất của Oxi
Câu 6: Quan sát video TN photpho cháy trong oxi, giải thích tại sao photpho cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí? Viết PTHH.
Hoạt động 1 : Giáo viên kiểm tra bài cũ
Hãy nêu tính chất hoá học của oxi? Viết PTPƯHH của oxi với S, Fe ?
2Fe+O2
2FeO
Fe3O4
SO2
3Fe+2O2
S + O2
HS1: Trả lời lí thuyết và viết PTHH:
GV sử dụng phương trình phản ứng của oxi với sắt yêu cầu học sinh dự đoán đây là hiện tượng gì trong thực tế?
t0
t0
t0
Bài 25: SỰ OXI HOÁ
PHẢN ỨNG HOÁ HỢP- ỨNG DỤNG CỦA OXI
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự oxi hoá
-Mục tiêu: Biết được sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hoá, học sinh lấy được ví dụ minh hoạ cho sự oxi hoá.
-Phương pháp: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
- Năng lực cần phát triển: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học để viết phương trình phản ứng.
- Năng lực giải quyết vấn đề để trả lời các câu hỏi – bài tập yêu cầu do GV đưa ra.
GV: Chia mỗi bàn là một nhóm hoàn thành phiếu học tập
GV: Các em hãy quan sát và hoàn thành:
?Fe+?O2 t0 Fe3O4

P+? t0 P2O5

? + O2 t0 SO2
CH4 + ?O2 t0 CO2 + ?H2O
Từ các phản ứng trên, những phản ứng hóa học nào thể hiện tính chất:
1) Khí Oxi tác dụng với đơn chất?
2) Khí Oxi tác dụng với hợp chất?
Thời gian hoạt động nhóm là 3 phút
Sau đó GV dùng các phản ứng trên để học sinh nêu được khái niệm sự oxi hoá.

GV cho học sinh quay lại dự đoán ban đầu để chốt lại đáp án đúng là hiện tượng sắt bị oxi hoá.
t0
t0
Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng hoá hợp
Mục tiêu: Biết được như thế nào là phản ứng hóa hợp, phân biệt phản ứng hoá hợp với các loại phản ứng hoá học khác, lấy được ví dụ về phản ứng hoá hợp.
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm.
Năng lực cần phát triển:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học qua việc lấy ví dụ về phản ứng hoá hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc giải quyết các câu hỏi bài tập.
- Năng lực hợp tác khi tham gia trò chơi tiếp sức.
GV Treo sẵn 2 bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng như SGK trang 85 và có bổ sung thêm phản ứng khác)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
- Hãy ghi số lượng các chất tham gia và chất tạo thành trong các PƯHH sau (các PƯHH được ghi sẵn).
GV cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức , lấy tinh thần sung phong mỗi đội là 3 em
GV: Cho các phản ứng hóa học sau:
a) 2Zn + O2 t0 2ZnO
b) 2KClO3 t0 2KCl + 3O2
c) CuO + H2 t0 Cu + H2O
d) 2Al + 3Cl2 t0 2AlCl3
e) CaO + CO2 CaCO3
f) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
g) P2O5 + 3H2O 2H3PO4
PƯ nào là PƯ hóa hợp?
GV: Nhận xét và kết luận các phản ứng là phản ứng hoá hợp, và giới thiệu các phản ứng toả nhiệt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của oxi
Mục tiêu: Biết được những ứng dụng của Oxi trong đời sống và sản xuất.
- Sử dụng kiến thức liên môn: kiến thức bài vai trò của thực vật trong môn sinh học 6 , bài hoạt động hô hấp, vệ sinh hô hấp trong môn sinh học 8,ô nhiễm môi trường trong môn sinh học 9, liên môn vật lí 8.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan
Năng lực cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc giải quyết các câu hỏi bài tập
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sáng tạo trong việc xây dựng bản đồ tư duy về ứng dụng của oxi.
ứng dụng của oxi
O2
GV: Dựa vào hình ảnh quan sát và dựa trên hiểu biết đã có. Các em hãy nêu những ứng dụng của oxi mà mình đã biết bằng cách vẽ sơ đồ tư duy về ứng dụng của oxi( lấy ví dụ cụ thể) trong vòng 3 phút, chia nhóm tuỳ vào số hs trong lớp.
Sơ đồ tư duy ứng dụng của oxi

Gv đặt câu hỏi :
1) Tại sao con người và động vật luôn cần oxi để hô hấp nhưng tại sao lượng oxi trong không khí không hề thiếu hụt?
2)Tại sao khi càng lên cao thì thể tích khí oxi càng giảm?
3) Có một ngọn nến đang cháy nếu úp một chiếc cốc lên thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích?
Gv cho hs liên hệ tình hình thực tế hiện nay như hiện tượng chặt phá rừng, quá trình sản xuất công nghiệp làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề gây nên các bệnh về đưòng hô hấp: như lao phổi , viêm phổi, …..
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò
- Dùng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Một chất mới; sự oxi hoá; đốt nhiên liệu; sự hô hấp; chất ban đầu.
a/ Sự tác dụng của oxi với một chất là ........
b/ PƯ hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có .... được tạo thành từ hai hay nhiều ...........
- Khí oxi cần cho sự ........ của người và ĐV. Để ....... trong đời sống.
- GV: Nhận xét và hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu hs làm bài tập: đánh dấu X vào ô tương ứng, và giải thích sự lựa chọn.








Kết quả đạt được sau khi dạy bài 25: Sự oxi hoá-
Phản ứng hoá hợp- Ứng dụng của Oxi:
- Học sinh biết viết phương trình minh hoạ cho sự oxi hóa( học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học).
- Học sinh biết phân biệt phản ứng hoá hợp với các loại phản ứng hoá học khác, và biết lấy ví dụ minh hoạ cho phản ứng hoá hợp( học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học).
- Học sinh biết ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất từ đó có ý thức biết giữ gìn và bảo vệ bầu không khí trong lành.

Dự kiến kiểm tra đánh giá năng lực học sinh sau
khi học xong chủ đề oxi
kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Lan Zo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)