DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Nhân | Ngày 12/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
Kính chào quý thầy cô giáo về sinh hoạt chuyên đề
NĂM HỌC: 2007-2008
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN BỔNG
Người thực hiện: Lê Thị Thu Nhân
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4





A.Mở đầu:
Trong chương trình Tiểu học, dạy học phân số được chuẩn bị từ Lớp 2 và Lớp 3. Cụ thể là:
+Sau mỗi lần dạy học một bảng chia 2;3;4;5;6;7;8;9 HS lại được làm quen (chủ yếu bằng hình ảnh trực quan) với
Với cách làm như trên, đọc là: “một phần hai”; “một phần ba”; … “ một phần chín”; chưa giới thiêu tên gọi chung là “phân số”, chưa giới thiệu “tử số”, “mẫu số”.
+ Sau khi học bài “ Tìm một trong các phần bằng nhau của phân số” (Toán 3), HS được phép sử dụng kiến thức này trong thực hành tính, giải toán có lời văn.
Đến Lớp 4 mới chính thức dạy học phân số. Các nội dung dạy học về phân số và các phép tính về phân số được dạy chủ yếu ở HKII của Lớp 4.
Vậy dạy học phân số trong Toán 4 là sự tiếp nối mạch kiến thức về PS từ Lớp 2 và lớp 3; đồng thời làm cơ sở vững chắc để dạy học về phân số thập phân, hỗn số ở Lớp 5 nhằm hệ thống hoá và hoàn chỉnh toàn bộ nội dung dạy học PS ở Tiểu học, chuẩn bị cho dạy học số thập phân.
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4

1.Nội dung dạy học PS trong toán 4 sắp xếp thành hai nhóm bài:
a. Nhóm bài thứ nhất gồm các bài học và luyện tập về:
-Giới thiệu khái niệm ban đầu về PS. Phân số và phép chia số tự nhiên.
-Phân số bằng nhau. Tính chất cơ bản của PS.
-Rút gọn phân số.
-Quy đồng mẫu số các PS.
- So sánh phân số ( trong trường hợp có cùng mẫu số và trường hợp có mẫu số khác nhau).

B. Nội dung dạy học PS trong Toán 4:
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4

b. Nhóm bài thứ hai gồm các bài học và luyện tập liên quan đến các phép tính về PS gồm có:
-Phép cộng và phép trừ PS ( trường hợp có cùng mẫu số và trường hợp có mẫu số khác nhau).
- Phép nhân và phép chia PS.
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
- Đảm bảo tính hệ thống trong cấu trúc nội dung dạy học PS: Dạy học các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp; kiến thức học trước chuẩn bị cho kiến thức học sau , kiến thúc học sau dựa vào kiến thức học trước và có cùng cấu trúc với kiến thức học trước.

2. Mục đích của việc sắp xếp nội dung dạy học PS ở Lớp 4:
- Kế thừa cách sắp xếp nội dung dạy học PS ở Tiểu học và chuẩn bị cho HS học các nội dung mở rộng về PS với cấu trúc nội dung hoàn toàn tương tự ở lớp 6 của THCS.
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
1.Giới thiêu khái niệm ban đầu về PS:
Khái niệm PS được giới thiệu trong Toán 4 ở dạng đơn giản nhất, chủ yếu dựa vào hình ảnh trực quan ( hình vẽ, mô hình) nên gọi là khái niệm ban đầu về PS.
Phương pháp chủ yếu để giới thiêu khái niệm ban đầu về PS là: GV hướng dẫn HS “ phát hiện vấn đề” nhờ cách “đặt vấn đề” của GV có sự hỗ trợ của hình vẽ, hoặc mô hình thích hợp, để tự HS nhận biết khái niệm PS. Chẳng hạn:
C. Phương pháp dạy học PS trong Toán 4.
I.Đối với nhóm bài thứ nhất:
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
với mục đích giúp HS nhận ra sự xuất hiện của PS đã đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề: Mọi phép chia số tự nhiên đều tìm được kết quả hoặc là số tự nhiên hoặc là PS.
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4

II. Đối với nhóm bài thứ hai:
Đường lối chung để dạy một biện pháp tính:
Để nắm và vận dụng thành thạo một biện pháp tính, cần qua hai khâu cơ bản: làm cho HS hiểu biện pháp tính và biết làm tính, luyện tập để tính được đúng và thành thạo.
Có thể làm theo các bước sau:
-Bước 1. Ôn lại các kiến thức, kĩ năng có liên quan:
Bất kì biện pháp tính mới nào cũng phải dựa trên một số kiến thức kĩ năng đã biết, GV cần nắm chắc rằng: để hiểu được biện pháp mới, HS cần biết gì, đã biết gì (cần ôn lại), điều gì là mới ( trọng điểm của bài) cần dạy kĩ; nhìn trước xem các kiến thức kĩ năng cũ sẽ hỗ trợ cho kiến thức kĩ năng mới, hay ngược lại dễ gây nhầm lẫn cần giúp phân biệt. Trên cơ sở đó, phần đầu GV nên ôn lại các kiến thức có liên quan, bằng các phương pháp như: hỏi đáp miệng, làm bài tập, sửa bài tập, sửa bài tập về nhà (để chuẩn bị cho bài mới) v.v…
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
Ví dụ: Khi dạy “Phép cộng phân số”, cần ôn lại các kiến thức kĩ năng cơ bản về khái niệm PS. Nghĩa là HS phải xác định đúng phân số ( trên hình ảnh trực quan), tử số, mẫu số.
DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG TOÁN 4
Bước 2 Giảng biện pháp tính mới
Mỗi biện pháp tính, trong hệ thống các biện pháp, đều được dưa trên một số kiến thức kĩ năng cũ, nếu được hướng dẫn tốt HS có thể hoàn toàn “tự tìm thấy” biện pháp.
Ở đây cần kết hợp khéo léo giữa các phuơng pháp giảng bài, hỏi đáp (trong đó có cả bút đàm), trực quan (trong đó có cả kiểu trò làm, thầy xem) để lưu ý HS vào được diểm mới, điểm khó, điểm trọng tâm. Điều quan trọng là trình bày trên một một mẩu điển hình, trình bày làm sao nêu bật được nội dung cơ bản của biện pháp tính, hình thức trình bày đẹp.
Ví dụ: Để dạy HS lớp 4 cách cộng các PS khác mẫu

số: có thể làm như sau:
GV cho HS quy đồng mẫu số, rồi cộng hai PS:
+Quy đồng mẫu số:
+ Cộng hai PS cùng mẫu số:
-GV cho HS nói lại các bước tiến hành cộng hai PS khác mẫu số :
+Quy đồng mẫu số hai PS.
+Cộng hai PS đã quy đồng mẫu số.
*Lưu ý: Khi trình bày các phép tính với PS phải ghi ít nhất là một phép biến đổi trung gian:
Ví dụ:
Bước 3 Luyện tập rèn kĩ xảo:
Sau khi hiểu cách làm, HS cần lặp lại các động tác tương tự. Phương pháp chủ yếu lúc này là cho HS làm bài tập. Điều quan trọng là các bài tập cần có hệ thống, bài đầu y hệt mẫu, các bài sau nâng dần độ phức tạp. Nếu biện pháp tính bao gồm nhiều kĩ năng thì có thể huấn luyện từng kĩ năng bộ phận.
Ví dụ, khi học về phép cộng và phép nhân PS, HS vận dụng trong thực hành tính để biết được các tính chất như: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp,tính chất nhân một số với một tổng,…hoặc là vận dụng để giải toán có lời văn.
Khi thực hiện bước này, GV cần kiểm tra và uốn nắn kịp thời, đi sát các em, nhất là HS kém, giảng lại những chỗ mắc mứu.
Bước 4. Vận dụng và củng cố:
Cách củng cố tốt nhất, không phải là yêu cầu nhắc lại biện pháp bằng lời, mà tạo điều kiện để HS vận dụng biện pháp.Thông thường là qua giải toán, để HS độc lập chọn phép tính và làm tính.Lúc này không nên cho những bài toán quá phức tạp, mà chỉ nên chọn bài toán đơn giản dùng đến phép tính vừa học. Việc ôn luyện, củng cố những biện pháp tính khác sẽ làm trong giờ luyện tập, ôn tập.

*Khi củng cố, có thể kết hợp kiểm tra trình độ hiểu quy tắc:


-Nếu HS thực hành đúng, diễn đạt được cách làm với lời lẽ khái quát, giải thích được cơ sở lí luận, là biểu hiện nắm biện pháp ở trình độ cao.
-Nếu HS thực hành đúng, nói được các bước làm trên ví dụ cụ thể: coi như đạt yêu cầu.
-Nếu chỉ “thuộc lòng” quy tắc mà không làm tính được, coi như không đạt yêu cầu.
*Khi hướng dẫn HS làm các bài tập về PS trong Toán 4, ta cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
a.Nguyên tắc chung để làm bài tập dạng: Tính:

ở lớp 4 là chuyển các tích trên và dưới gạch ngang thành các tích có những thừa số giống nhau, rồi chia cả tích ở trên và ở dưới gạch ngang cho từng thừa số giống nhau đó, cứ làm như vậy cho đến khi không làm được nữa thì nhận được kết quả tính.
HS có thể làm như sau:
Nếu tích ở trên và ở dưới gạch ngang có cùng thừa số và có từng cặp thừa số bằng nhau thì kết quả tính bằng 1.
Khi vận dụng cách tính này, HS thường mắc sai lầm
( do không nắm tính chất cơ bản của PS).
Ví dụ: Để tính
Có HS nhầm lẫn, tính:

=
b.Khi làm các bài tập về rút gọn PS hoặc tính có liên quan đến rút gọn PS:
-Nếu bài tập có “lệnh” là “Rút gọn phân số” thì phải rút gọn PS cho đến khi nhận được PS tối giản.
-Nếu bài tập có “lệnh” là “Tính” và kết quả tính là PS chưa tối giản thì nên rút gọn PS cho đến khi nhận được PS tối giản.
-Nếu bài tập có “lệnh” là “Rút gọn rồi tính” thì không nhất thiết phải rút gọn đến khi nhận được phân số tối giản, chỉ cần rút gọn ở mức độ phù hợp với mỗi bài tính cụ thể.
Như thế, việc rút gọn PS đến “mức” nào tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi loại bài tập.



Ví dụ: Rút gọn rồi tính:
Ta có:
Hoặc:
c.Khi làm các bài tập có liên quan đến các phép
tính cộng, trừ, nhân, chia PS, HS thường lẫn lộn các quy tắc về phép tính:
Có HS giải như sau:
(m2)
Ví dụ: Để tính diện tích hình vuông cạnh

Sở dĩ như vậy vì HS đã áp dụng quy tắc cộng các PS khi có cùng mẫu số. Ngược lại khi học quy tắc nhân, chia PS thì một số em lại lạm dụng quy tắc này để làm phép cộng, trừ.
Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng cơ bản trong một biện pháp tính cần phải được xác định đúng: GV cần nắm vững chương trình để biết đâu là cái cũ, đâu là cái mới và phải có kinh nghiệm giảng dạy để biết những chỗ hay vướng mắc, nhầm lẫn của HS.

D. Kết luận:
Môn Toán là một môn học thống nhât về cơ sở khoa học và về cấu trúc nội dung. Việc dạy học toán ở Tiểu học được phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp 4,5. Nếu gọi giai đoạn của các lớp 1,2,3 là giai đoạn học tập cơ bản thì có thể gọi giai đoạn các lớp 4,5 là giai đoạn học tập sâu và Toán4 mở đầu cho giai đoạn học tập sâu với ý nghĩa là vẫn dạy các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Việc dạy học PS ở Toán 4 cũng không ngoài ý nghĩa đó.
Với phạm vi chuyên đề, chúng tôi mong có được đóng góp một phần nhỏ vào việc dạy học Toán 4 hiện nay. Chúng tôi cũng rất mong nhận được những ý kiến từ các bạn đồng nghiệp để bổ sung và hoàn chỉnh nội dung chuyên đề.




Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Nhân
Dung lượng: 1,08MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)