Dạy học lấy HS làm trung tâm

Chia sẻ bởi Trần Thị Trí | Ngày 12/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Dạy học lấy HS làm trung tâm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
2
2
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Nhóm và hoạt động nhóm
1
2
NỘI DUNG
Child - Centred Methodology
3
Phương pháp dạy - học
lấy học sinh làm trung tâm
CCM

Nhận biết được các dấu hiệu chính của dạy học lấy GV làm trung tâm và dạy học lấy HS làm trung tâm.
Trình bày được cách tiếp cận dạy học lấy học sinh làm trung tâm (HS – TT).
Xác định được một số kĩ năng cơ bản trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
4
Mục tiêu
5
Trò chơi: Vẽ hình
Quản trò hướng dẫn
Mọi người thực hiện theo,
không hỏi lại quản trò, không
hỏi nhau

Trò chơi: Vẽ hình
- Quản trò hướng dẫn
Mọi người thực hiện theo,
Có thể hỏi lại quản trò, và
hỏi nhau
Trò chơi khởi động
Thầy(cô) hãy chia sẻ về một thành công trong công việc của mình.
Thành công cần dựa trên những yếu tố nào?
7
Thành công là quá trình
TRẢI NGHIỆM
TƯƠNG TÁC
RÚT KINH NGHIỆM
Học từ kinh nghiệm đầu tiên thông qua làm, học hỏi từ thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu và khám phá.
Suy nghĩ về kinh nghiệm học tập của mình và áp dụng cho các tình huống khác nhau.
GIAO TiẾP
Trao đổi những điều đã học và cách học với người khác
Chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè và học hỏi từ bạn bè cũng như người lớn xung quanh.



Hoạt động 1:
Những yếu tố khác biệt giữa dạy học lấy GV làm trung tâm với dạy học lấy HS làm trung tâm là gì ?
HAI MÔ HÌNH CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
Học sâu
Nhà trường
Thực tế
Học sâu
Hoạt động 2: Những đặc trưng của dạy học lấy HS làm TT

16



GIÁO
VIÊN
Sử dụng hợp lí
và hiệu quả ĐDDH
Tuyên dương,
khen thưởng
khi HS có tiến bộ
Khuyến khích, gợi mở,
giao việc cho HS
thực hiện các hoạt động
theo đúng trình độ và nhu cầu
Quan tâm nhiều
đến tất cả HS
Tổ chức hoạt động
giúp đỡ và hỗ trợ
HS học tập
Chia HS theo nhóm
để việc học
có hiệu quả
ĐẶC TRƯNG DẠY HỌC HS – TT


17
HỌC SINH
Học sinh tự trình
bày sản phẩm
HS hoạt động
là chủ yếu
Học sinh trực tiếp
sử dụng đồ dùng
dạy - học
Học sinh trao đổi
giúp đỡ lẫn nhau
Học sinh phát huy
tính chủ động
tích cực
HS có cơ hội
giao tiếp và trao
đổi với bạn bè
và GV
Học sinh có cơ hội
học từ những gì
các em làm.
Học sinh đánh giá
sản phẩm
của nhau.
Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học.
Tạo cơ hội tới mức tối đa để HS tham gia tích cực vào quá trình dạy học thông qua các hoạt động.
Tăng cường mối liên hệ giữa học cá nhân và học hợp tác.
Kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh



18
Dạy - học lấy học sinh làm trung tâm
HS có sự khác biệt về :

Sở thích
Kinh nghiệm sống
Trình độ
Nhịp độ
Phong cách học
……………………
Phong cách học tập
HOẠT ĐỘNG
Trải nghiệm
QUAN SÁT
Suy ngẫm về các hoạt động đã thực hiện
ÁP DỤNG
Hoạt động có hỗ trợ
PHÂN TÍCH
Suy nghĩ
21
Mối quan hệ giữa các mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS
Mọi người đều sẽ được
thày hỗ trợ đúng mức
Quy trình dạy của người GV trải qua 3 giai đoạn, đó là:
24
Hoạt động 3: Một số kĩ năng cơ bản thường sử dụng khi dạy học CCM
25
Thảo luận theo nhóm :
Thầy (cô) hãy trình bày những việc làm và những kĩ năng cần có của GV trong từng giai đoạn: chuẩn bị KHBH, thực hiện KHBH và đánh giá, rút kinh nghiệm.
26
Hoạt động 3: Một số kĩ năng cơ bản thường sử dụng khi dạy học CCM
27
Chuẩn bị kế hoạch bài học
Xácđịnhmục tiêu
Thiết kế các hoạt động: Nội dung, PP, hình thức dạy học
Phân chia thời gian
Chuẩn bị đồ dùng dạy học và điều kiện cần thiết.
Dự kiến các tình huống sư phạm
Các việc làm trong từng giai đoạn
28
Thực hiện kế hoạch bài học
Giao tiếp, trình bày
Giải thích, hướng dẫn, minh họa
Tổ chức thảo luận: chia nhóm, giao việc
Đặt câu hỏi: đóng, mở, ...
Tổ chức đóng vai, trò chơi học tập
Quản lí và bao quát lớp học
Giải quyết vấn đề
Đánh giá kết quả
Các việc làm trong từng giai đoạn
29
Đánh giá, rút kinh nghiệm
Đánh giá lần cuối kết quả học tập của học sinh
Sử dụng thông tin đánh giá kết quả bài học cho các bài chuẩn bị tiếp theo
Các việc làm trong từng giai đoạn



30
Chuyên đề 2
NHÓM VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Trình bày được vai trò của tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
Xác định một số kiểu nhóm và cách chia nhóm
Có kĩ năng để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy và học.
Nêu vai trò của GV – HS trong tổ chức hoạt động nhóm.
31
Mục tiêu
32
Nêu vai trò của hoạt động nhóm trong dạy học?
Hoạt động 1: Vai trò của hoạt động nhóm
Họạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn.
Các kỹ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số các kỹ năng sống cơ bản khác được phát triển.
Học sinh có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ.
Học sinh có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
33
Vai trò của hoạt động nhóm
Học sinh dần dần quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai trò trưởng nhóm, hướng dẫn và điều khiển trong nhóm, vai trò nhóm viên (thực hiện một công việc cụ thể).
Giáo viên có thể hỗ trợ cho các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác nhau.
Học sinh được làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần dần tự tin hơn.
34
Vai trò của hoạt động nhóm(TT)
Vai trò của hoạt động nhóm ( TT)

Hỗ trợ tình cảm.
- Tạo cơ hội thuận lợi để làm quen.
- Cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên
- Tạo bầu không khí sôi nổi, tin cậy, đặc biệt là với các HS nhút nhát.
Phát triển các kĩ năng xã hội.
- Học cách giao tiếp, lắng nghe, phản hồi, tôn trọng ý kiến của người khác,…
Vai trò của hoạt động nhóm ( TT)

Phát triển các kĩ năng nhận thức: do được giải thích, trao đổi ý kiến và cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Thông qua giao tiếp, các kinh nghiệm của cá nhân được sắp xếp cùng người khác thành suy nghĩ của mình.
- Cùng với người khác, mỗi cá nhân có thể làm nhiều hơn và thu được nhiều hơn khi làm một mình.
Hoạt động 2: Cách chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm
Thảo luận nhóm đôi:
Trong tổ chức dạy học theo nhóm, cách chia nhóm như thế nào được xem là hợp lí?
Nêu vai trò của GV – HS trong tổ chức hoạt động nhóm?
Cỏc cỏch chia nhúm
Đếm số
Nhóm theo
tháng sinh
nhật
Mã màu
Biểu tượng
Nhóm theo
trinh độ
Ghép hinh
ngẫu nhiên
Sở thích
Nhóm tương trợ
Theo cặp
Nhóm cố định,
bàn trên quay
xuống bàn dưới
39
Đi xung
quanh các nhóm,
quan sát
hoạt động
Khen ngợi
và động viên HS
nói về kết quả
thảo luận
Thực hành
với một số nhóm
HS cụ thể
Đặt câu hỏi
và hỗ trợ các
nhóm HS
Vai trũ c?a GV
40
Chủ động phân công nhiệm vụ các
thànhviên trong nhóm
Tích cực tham gia thảo luận trong nhóm
Ghi chép, tổng hợp, báo cáo
Tham gia nhận xét kết quả thảo
luận của nhóm
Đóng vai nhóm trưởng, thư ký,
báo cáo viên
Vai trò của HS khi hoạt động nhóm
Lắng nghe ý kiến của nhóm

Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, GV và HS cần lưu ý những gì?
41
Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả (Thảo luận nhóm)
Đối với HS
Phải nắm vững nhiệm vụ của nhóm và của bản thân.
Phải hướng mặt vào nhau khi trao đổi, thảo luận.
Mỗi người phải tích cực tham gia ý kiến và phải lắng nghe.
Tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
Các thành viên trong nhóm luân phiên thay đổi vai trò.
Đối với GV
-Lựa chọn ND phù hợp với PP học tập theo nhóm
- Phiếu giao việc vừa sức.
- Quy định thời gian thảo luận cụ thể trước khi các nhóm HĐ và thời lượng đủ để HS thảo luận.
- Lệnh của GV phải rõ; GV phải theo dõi nhóm HĐ và hỗ trợ nhóm khi cần thiết.
- Trong giờ học GV cần tạo cơ hội cho HS tham gia vào các nhóm khác nhau với những bạn khác để HS có cơ hội tương tác và giao tiếp, học hỏi lẫn nhau.
- Linh hoạt trong khi gọi các nhóm báo cáo. Nên có câu hỏi tổng hợp để chốt KT.
- Không làm phân tán sự chú ý của HS .
- Không nên chia nhóm quá đông để tránh tình trạng một số HS ỷ lại không tham gia HĐ.
Theo bạn thành phần nhóm như thế nào là tốt nhất? Kích cỡ nhóm như thế nào thì nhóm sẽ hoạt động tốt nhất? Thời gian duy trì nhóm bao lâu thì vừa? Tại sao?
Thành phần nhóm

Hai yếu tố cần thiết cho sự thành công của hoạt động nhóm là sự an toàn và sự thách thức.
Các nhóm sẽ làm việc tốt nhất, cho dù là thành phần như thế nào, nếu như trẻ trở thành đồng đội tốt của nhau và hài hoà được kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
Kích cỡ nhóm
Số lượng HS trong một nhóm bao nhiêu thì vừa? Câu trả lời tuỳ thuộc vào hoạt động mà GV muốn HS thực hiện.
Một chiến lược học tập hợp tác hữu ích : “Tư duy - từng đôi - chia sẻ”
Không có quy tắc cố định nào cho nhóm có 3, 4, 5 HS. Tuy nhiên nhóm 4 HS cho phép giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm ở mức cao nhất.

* Nhóm 6 người được coi là nhiều, tuy nhiên vẫn có thể tổ chức để hoạt động nhóm hiệu quả.
Nhóm 7 người trở lên thì hiện tượng “ăn theo” càng trở nên phổ biến.
Nhóm 8 người trở lên - “lắm thầy nhiều ma”
Thời gian duy trì nhóm

Đủ thời gian để các thành viên hiểu nhau và có được các kỹ năng cần thiết,
Không nên lâu quá gây ra sự nhàm chán, tình trạng trì trệ thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau.
Trong nhóm có một học sinh ngồi không chú ý, ngại tham gia?
Khi trong nhóm các em không thống nhất ý kiến?
Khi chia nhóm ngẫu nhiên mà có toàn HS yếu vào một nhóm.
Bạn sẽ làm gì trong tình huống sau?
Lưu ý:
Mỗi phương pháp dạy học dù hay đến đâu vẫn còn tồn tại 1 vài khía cạnh mà GV chưa khai thác hết. Chính vì thế, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, là lý tưởng. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế do vậy người GV cần biết khai thác những ưu điểm sao cho phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ học sinh…Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học và thể hiện được mong đợi của người học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trí
Dung lượng: 2,45MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)