Đầy đủ LT và BT ôn thi Kì 1 nam 2014
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Oanh |
Ngày 17/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Đầy đủ LT và BT ôn thi Kì 1 nam 2014 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC LỚP 8 A (Năm học 2014-2015)
A. LÝ THUYẾT:
I. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối. 1- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm : - Hạt nhân tạo bởi proton(p)mang điện tích dương và nơtron không mang điện tích . - Trong mỗi nguyên tử :số p(+) = số e (-) 2- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 3- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại… có hạt hợp thành là nguyên tử. - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ? - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ : khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,… - Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ : Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O. 3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất: + Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S,C,P,Si … ) + Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 ) + Hợp chất : AxBy ,AxByCz … - Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất A ) và cho biết : + Nguyên tố tạo ra chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
+ Phân tử khối. 4. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức.
- Quy tắc hóa trị : Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. - Biểu thức : x × a = y × b . B có thể là nhóm nguyên tử,ví dụ : Ca(OH)2 ¬,ta có 1 × II = 2 × 1 5.Sự biến đổi của chất : - Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.
VD: Cồn để lâu ngoài không khí bị bay hơi - Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
VD : vành xe đạp làm bằng sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ. 6. Phản ứng hóa học : - Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. - Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. - Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác. - Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành : Có tính chất khác như màu sắc,trạng thái. Hoắc sự tỏa nhiệt và phát sáng. 7. Định luật bảo toàn khối lượng : A + B → C + D - Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm . - Biếu thức : mA + mB = mC + mD 8. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. - Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 9. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất (rất quan trọng)
m: Khối lượng (g)
M ; khối lượng mol (g)
n ; Số mol ( mol)
A = 6.1023.n A : Số nguyên tử (phân tử )
10. Tỷ khối của chất khí.
- Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? (Lấy khối lượng mol khí A chia cho khối lượng mol khí B)
* Công thức tính tỉ khối: (Trong đó là tỉ khối của khí A so với khí B).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Oanh
Dung lượng: 258,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)