Đáp án Ngữ văn 7 HK1 NH2016-2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Hiếu | Ngày 11/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đáp án Ngữ văn 7 HK1 NH2016-2017 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Câu
Đáp án
Điểm

1 (3,00đ)
1. a) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài:
- Được kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Đó là lời kể của Thành (anh trai của Thủy)
0,50


 - Mức tối đa: nêu đúng các chi tiết yêu cầu
0,50


 - Mức chưa tối đa: sai, thiếu 1 chi tiết: -0,25
0,25


 - Không đạt: không đúng ý nào hoặc không trình bày.
0,00


 b) Có ba sự việc (cuộc chia tay) được kể trong văn bản. Đó là:
- Chia tay búp bê.
- Chia tay lớp học.
- Chia tay anh em.
0,50


 - Mức tối đa: nêu đúng các ý.
0,50


 - Mức chưa tối đa: nêu sai hoặc thiếu 1 ý: - 0,25
0,25


 - Không đạt: chỉ đúng 1 chi tiết hoặc không trình bày
0,00


HS có thể ghi thêm ý chia tay bố mẹ nhưng không cho điểm vì trong văn bản không kể sự việc cuộc chia tay này)


 c) Qua câu chuyện, tác giả muốn gởi đến người đọc:
- Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.
- Mọi người hãy bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất kỳ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng trong tâm hồn con trẻ.
0,50


 - Mức tối đa: nêu đúng 2 ý
0,50


 - Mức chưa tối đa: chỉ đúng 1 ý
0,25


 - Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày
0,00


2. a) Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1,00


 - Mức tối đa: Chép đủ, đúng, không sai lỗi chính tả (không bắt lỗi dấu câu)
1,00


 - Mức chưa tối đa: thiếu, sai/ 1 chữ (bất cứ dạng nào): -0,25
0,25-0,75


 - Không đạt: thiếu, sai từ 4 lỗi trở lên
0,00


 b) - Tác giả bài thơ là Hồ Chí Minh.
- Sáng tác năm 1947.
- Ở chiến khu Việt Bắc.
- Thể thơ (thất ngôn) tứ tuyệt Đường luật (hoặc tuyệt cú Đường luật)
0,50


 - Mức tối đa: nêu đúng 4 chi tiết.
0,50


 - Mức chưa tối đa: đúng 2 – 3 chi tiết.
0,25


 - Không đạt: đúng 1 chi tiết hoặc không trình bày
0,00

2 (2,00đ)
a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Cảnh khuya”:
- So sánh: + Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
- Điệp ngữ: + Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
+ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1,00


 - Mức tối đa: đủ, đúng 4 phép tu từ
1,00


 - Mức chưa tối đa: sai, thiếu mỗi phép tu từ: - 0,25đ
0,25-0,75


 - Không đạt: không đúng phép tu từ nào hoặc không trình bày
0,00


b) Tác dụng: (gợi ý)
- So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gũi hơn, thân mật với con người hơn. Âm thanh trong trẻo, tô đậm thêm sự thanh vắng của đêm khuya.
- Hai từ “lồng” được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa làm cho cảnh trở nên huyền ảo hơn.
- Cảnh khuya đẹp như vẽ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Hiếu
Dung lượng: 93,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)