Đáp án khảo sát giáo viên ngữ văn 2010 (Yên Bái)
Chia sẻ bởi Trần Cảnh Huy |
Ngày 12/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Đáp án khảo sát giáo viên ngữ văn 2010 (Yên Bái) thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
YÊN BÁI
KÌ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Trung học phổ thông
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0).
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN: (7,0 điểm)
Câu 1:
(1,5 đ)
a. Những biểu hiện phong phú và đa dạng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam qua nội dung “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành một trào lưu lớn trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. “Truyện Kiều” là kết tinh tiểu biểu nhất của chủ nghĩa nhân đạo văn học giai đoạn này, đồng thời là kết tinh tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
0,25
- Biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo trong “Truyện Kiều”:
+ Là tiếng khóc cho số phận con người; cảm thương sâu sắc trước bi kịch của con người.
0,25
+ Là tiếng nói tố cáo, lên án đanh thép những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
0,25
+ Là tiếng nói khẳng định, ngợi ca phẩm chất con người; ngợi ca khát vọng tình yêu tự do và ước mơ công lí.
0,25
b. Những nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du so với chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam:
Nguyễn Du quan tâm đến thân phận bất hạnh của người phụ nữ có nhan sắc và tài năng văn chương, nghệ thuật. Qua đó, nhà thơ gián tiếp đòi xã hội phải trân trọng các giá trị chân chính của con người như tài năng, vẻ đẹp. Đồng thời tác giả đã đề cao hạnh phúc con người tự nhiên, con người trần thế. Việc đề cao con người đã đưa Nguyễn Du trở thành nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
0,5
Câu 2:
(2,0 đ)
Phân tích biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ xã hội và nét riêng của lời nói cá nhân trong đoạn thơ:
a. Tính chung của ngôn ngữ xã hội:
- Các từ ngữ trong đoạn thơ đều thuộc vốn từ ngữ chung của tiếng Việt.
0,25
- Về cơ bản, các từ ngữ trong đoạn thơ vẫn kết hợp với nhau theo quy tắc kết hợp thông thường của tiếng Việt:
+ Hoa bắp lay: Kết hợp danh từ với động từ theo quan hệ chủ vị.
+ Thuyền ai.... có chở trăng về kịp tối nay?: Là kết hợp từ ngữ để tạo nên một câu hỏi theo mô hình câu hỏi “Có .... không?”
0,75
b. Nét riêng trong lời nói cá nhân của tác giả:
- Kết hợp “Gió theo lối gió, mây đường mây”; “dòng nước buồn thiu” là theo phép nhân hoá.
0,25
- Kết hợp “sông trăng”: theo phép ẩn dụ.
0,25
- Kết hợp “Thuyền ... chở trăng”: theo một sự liên tưởng độc đáo: trăng dát vàng trên sông nước, nên thuyền đậu trên sông được hình dung như thuyền chở đầy trăng.
0,25
- Sử dụng câu hỏi tu từ (ở câu 3, câu 4) hàm ẩn bao phấp phỏng, buồn lo, khắc khoải và hy vọng.
0,25
Câu 3:
(1,5 đ)
Sự ổn định và biến đổi trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm “Chữ người tử tù” (trước 1945) và “Người lái đò sông Đà” (sau 1945).
a. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với phong cách nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Ở mỗi giai đoạn
YÊN BÁI
KÌ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Trung học phổ thông
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0).
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN: (7,0 điểm)
Câu 1:
(1,5 đ)
a. Những biểu hiện phong phú và đa dạng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam qua nội dung “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành một trào lưu lớn trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. “Truyện Kiều” là kết tinh tiểu biểu nhất của chủ nghĩa nhân đạo văn học giai đoạn này, đồng thời là kết tinh tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
0,25
- Biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo trong “Truyện Kiều”:
+ Là tiếng khóc cho số phận con người; cảm thương sâu sắc trước bi kịch của con người.
0,25
+ Là tiếng nói tố cáo, lên án đanh thép những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
0,25
+ Là tiếng nói khẳng định, ngợi ca phẩm chất con người; ngợi ca khát vọng tình yêu tự do và ước mơ công lí.
0,25
b. Những nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du so với chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam:
Nguyễn Du quan tâm đến thân phận bất hạnh của người phụ nữ có nhan sắc và tài năng văn chương, nghệ thuật. Qua đó, nhà thơ gián tiếp đòi xã hội phải trân trọng các giá trị chân chính của con người như tài năng, vẻ đẹp. Đồng thời tác giả đã đề cao hạnh phúc con người tự nhiên, con người trần thế. Việc đề cao con người đã đưa Nguyễn Du trở thành nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
0,5
Câu 2:
(2,0 đ)
Phân tích biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ xã hội và nét riêng của lời nói cá nhân trong đoạn thơ:
a. Tính chung của ngôn ngữ xã hội:
- Các từ ngữ trong đoạn thơ đều thuộc vốn từ ngữ chung của tiếng Việt.
0,25
- Về cơ bản, các từ ngữ trong đoạn thơ vẫn kết hợp với nhau theo quy tắc kết hợp thông thường của tiếng Việt:
+ Hoa bắp lay: Kết hợp danh từ với động từ theo quan hệ chủ vị.
+ Thuyền ai.... có chở trăng về kịp tối nay?: Là kết hợp từ ngữ để tạo nên một câu hỏi theo mô hình câu hỏi “Có .... không?”
0,75
b. Nét riêng trong lời nói cá nhân của tác giả:
- Kết hợp “Gió theo lối gió, mây đường mây”; “dòng nước buồn thiu” là theo phép nhân hoá.
0,25
- Kết hợp “sông trăng”: theo phép ẩn dụ.
0,25
- Kết hợp “Thuyền ... chở trăng”: theo một sự liên tưởng độc đáo: trăng dát vàng trên sông nước, nên thuyền đậu trên sông được hình dung như thuyền chở đầy trăng.
0,25
- Sử dụng câu hỏi tu từ (ở câu 3, câu 4) hàm ẩn bao phấp phỏng, buồn lo, khắc khoải và hy vọng.
0,25
Câu 3:
(1,5 đ)
Sự ổn định và biến đổi trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm “Chữ người tử tù” (trước 1945) và “Người lái đò sông Đà” (sau 1945).
a. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với phong cách nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Ở mỗi giai đoạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cảnh Huy
Dung lượng: 107,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)