Đáp án HSG 2016

Chia sẻ bởi Lục Nhất Phong | Ngày 15/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Đáp án HSG 2016 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1:
1. Nêu bản chất của quy luật phân li?
3. Ở đậu Hà Lan, biết gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt xanh, gen D quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen d quy định hạt nhăn. Hãy viết kiểu gen của cơ thể thuần chủng về 3 loại tính trạng trên.
- Đáp án (Theo hướng dẫn chấm chính thức):
1. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau là 1A: 1a (1,0 điểm).
3. + Nếu 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau thì có 8 loại kiểu gen: AABBDD, AABBdd, AAbbDD, Aabbdd, aaBBDD, aaBBdd, aabbDD, aabbdd (0,5 điểm).
+ Nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau thì có 24 loại kiểu gen: AAAA, AA, AA, aa, aa, aa, aa...
(Riêng trường hợp này H chỉ cần viết đúng từ 8 KG trở lên là cho điểm tối đa) – 0,5 điểm.
+ Nếu 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau thì có 8 loại kiểu gen:
- Bàn luận:
1. Câu trả lời quá sơ sài và chưa chạm tới bản chất của quy luật phân li.
- Thứ nhất: Cách trả lời chỉ hạn hẹp cho một trường hợp cụ thể là kiểu gen dị hợp (trường hợp AA, aa thì sao? Chẳng lẽ lại không phải là sự phân li). Điều này chứng tỏ người làm đáp án còn chưa hiểu rõ về quy luật phân li. Vẫn còn đang luẩn quẩn trong mớ bòng bong “quy luật đồng tính”, “quy luật phân tính” của thập niên 90 trở về trước – điều mà các nhà khoa học đã phải cải chính là không chuẩn mực và không đúng theo tinh thần của Menđen.
- Thứ hai: “Nhân tố di truyền” chỉ là cách nói mang tính chất dự đoán khi người ta chưa hiểu biết về gen và NST. Có nghĩa là vẫn chưa giải thích được một cách rõ ràng bản chất thực sự của vấn đề.
→ Câu trả lời chính xác phải là: Sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử (theo Menđen) hay là sự phân li của cặp gen alen nằm trên cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân tạo giao tử (theo sinh học hiện đại).
3. Hướng dẫn đáp án quá sơ sài và không chính xác:
- Thứ nhất: chỉ cho điểm chung chung 0,5 điểm cho 8 trường hợp mà không chiết điểm chi tiết khi HS nêu được ít kiểu gen hơn.
- Thứ 2: việc một HS liệt kê 24 KG với việc HS chỉ liệt kê 8 KG hay 10, 20 KG là khác nhau, không thể đánh đồng hai đối tượng này làm 1.
- Thứ 3: việc xét các gen nằm trên 1 NST còn phải tính tới trật tự của các gen => việc liệt kê KG sẽ phức tạp hơn đáp án.
- Cuối cùng và quan trọng nhất: Đối tượng được xét là đậu Hà Lan và các cặp tính trạng được xét là các cặp tính trạng Menđen (chiều cao cây, màu hạt và hình dạng hạt là 3 trong 7 cặp tính trạng được Menđen nghiên cứu). Và kết quả các thí nghiệm đã khẳng định đây là các cặp tính trạng di truyền độc lập, điều mà sau này đã được kiểm chứng bằng thuyết NST và gen.
→ Như vậy, hai trường hợp mà tác giả xét phía sau có gen liên kết là không chính xác và thể hiện sự ngớ ngẩn cũng như cẩu thả trong việc đánh giá. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của những HS giỏi thật sự - sẽ mất không 1 điểm khi không xét hai trường hợp vô lí này.
→ Kinh nghiệm rút ra khi yêu cầu viết kiểu gen là không nên chỉ đích danh đối tượng nếu anh muốn xét các trường hợp khác nhau vì đơn giản, ở một đối tượng cụ thể thì không thể có chuyện gen vừa độc lập vừa liên kết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lục Nhất Phong
Dung lượng: 137,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)