Đáp án đề thi HSG cụm 2012-2013

Chia sẻ bởi Lê Đức Chung | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đáp án đề thi HSG cụm 2012-2013 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang )


A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 20, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1 ( 4.0 điểm)
* HS chỉ ra được phép so sánh trong câu thơ : (1,0 điểm)
“ Quê hương là con diều biếc”
*Phân tích giá trị nghệ thuật:
+ Hình ảnh con diều biếc được so sánh với quê hương tạo nên hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo. Cánh diều biếc gắn liền với hoài niệm tuổi thơ trên quê hương; cánh diều biếc khiến ta liên tưởng đến bầu trời bát ngát mênh mông, da trời xanh ngắt.(1,0 điểm)
+ Tình cảm đằm thắm, thiết tha với quê hương, yêu quê hương là yêu cánh đồng, bầu trời, kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. (1,0 điểm)
+ Biện pháp tu từ so sánh đặc sắc gợi tả không gian nghệ thuật có trời cao, sắc biếc bầu trời, chiều rộng cánh đồng, chiều dài của năm tháng. Quê hương còn là điểm tựa nâng cánh ước mơ cho con bay tới những đỉnh cao trí tuệ và thành công trên bước đường rèn luyện trưởng thành. (1,0 điểm)
Câu 2 ( 6.0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong văn bản Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh. (6,0 điểm)
+ Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng 8-10 dòng; có sử dụng một trong các phép tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy. (3,0 điểm)
+ Về mặt nội dung: cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Kiều Phương (tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu). (3,0 điểm)
Câu 3: (10.0 điểm)
1) Yêu cầu chung:
- Đề bài yêu cầu học sinh kể câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên.
- Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống của cỏ cây, hoa lá, ...)

- Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba …
2) Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: (1,0 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. (0,5 điểm)
- Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện. (0,5 điểm)
b) Thân bài: (8,0 điểm)
Số lượng nhân vật đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân). (0,5 điểm)
+ Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống mới…(2,5 điểm).
+ Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh: (2,5 điểm).
- Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây.
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh,...
- Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng ....
+ Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…) , làm rõ sự tương phản giữa một bên là sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông)…(2,5 điểm).
(Lưu ý: ghi điểm theo ý như trên chỉ là những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Chung
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)